Công trình xây dựng sau khi hoàn thiện muốn đi vào hoạt động thì cần phải trải qua quá trình nghiệm thu. Vậy nghiệm thu công trình là gì? Nó có quy trình ra sao? Và quy trình này có thực sự cần thiết trong xây dựng hay không?
Bài viết sau đây Hưng Phú Thịnh sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên.
Tìm hiểu nghiệm thu công trình xây dựng là gì?
Đây là quá trình kiểm định chất lượng của công trình sau khi hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu này sẽ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Công trình được xem là đảm bảo kỹ thuật và chất lượng là khi nó đảm bảo số đo chất lượng công trình và xây dựng theo đúng bản vẽ.
Quá trình nghiệm thu là một bước vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã cam kết đưa ra với chủ đầu tư. Đảm bảo thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết và tuân thủ đúng quy trình xây dựng.
Nghiệm thu công trình sẽ dựa trên tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 371: 2006 được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2006.
Tiêu chuẩn nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng
Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng
Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng
Tùy theo tình hình thực tế mà sẽ tổ chức thực hiện các nội dung nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu.
- Kiểm tra hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm và những biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Kiểm tra kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định được chính xác chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị.
- Đối chiếu và so sánh giữa bản thiết kế, những tiêu chuẩn trong xây dựng, những chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với kết quả sau khi kiểm tra.
- Đánh giá kết quả công việc, chất lượng công việc và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. Cho phép tiếp tục thực hiện công việc tiếp theo nếu như công việc trước đã đủ điều kiện nghiệm thu.
Bước 2: Nghiệm thu sau khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình
Để đánh giá được kết quả cũng như chất lượng của từng giai đoạn xây lắp thì cần phải tiến hành nghiệm thu sau khi kết thúc từng giai đoạn. Xem xét có đảm bảo chất lượng không trước khi chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo.
Xây lắp công trình xây dựng được phân loại thành các giai đoạn sau đây:
- San nền, gia cố nền.
- Thi công cọc, móng và các phần ngầm khác.
- Xây dựng phần thô.
- Thi công cơ điện và hoàn thiện công trình.
Nội dung công việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:
- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu và các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.
- Kiểm tra các kết quả thí nghiệm để xác định được chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu bộ phận của công trình và thiết bị. Kiểm tra là bắt buộc với các công việc: Kết quả thử áp lực đường ống, thử tải bể chứa; kết quả thí nghiệm, vận hành thử máy móc thiết bị được lắp đặt tại công trình; kiểm tra tài liệu về đo đạc kích thước, khối lượng bộ phận công trình.
Chủ đầu tư sẽ lập biên bản nghiệm thu công trình nếu như công trình hoặc hạng mục xây lắp đạt yêu cầu về chất lượng, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và có biên bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng đối với hồ sơ nghiệm thu.
Sau đó các bên tham gia nghiệm thu sẽ cử đại diện hợp pháp ký vào biên bản nghiệm thu.
Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục để đưa vào sử dụng
Trước khi công trình hoặc hạng mục công trình được đưa vào sử dụng cần phải được nghiệm thu để đánh giá được chất lượng công trình và đánh giá được kết quả của quá trình xây lắp.
Trình các cơ quan có thẩm quyền để có văn bản nghiệm thu công nhận công trình hoặc hạng mục công trình đủ điều kiện sử dụng.
Công việc nghiệm thu sau khi hoàn thành bao gồm:
- Kiểm tra hiện trạng công trình.
- Kiểm tra chất lượng và khối lượng thực tế với bản thiết kế đã được duyệt.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ.
- Kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của hạng mục trong thời gian xây dựng và trong quá trình thử tải các loại bể.
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn công trình.
- Kiểm tra hồ sơ hoàn công xem có đảm bảo chất lượng hay không.
Đối với những hạng mục đơn giản như hồ bơi, tường rào, nhà để xe… có thể chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Mà không cần phải có biên bản kiểm tra hay hồ sơ nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền sau khi hoàn thành hạng mục.
Những người ký biên bản nghiệm thu phải là người đại diện hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền của các bên cùng tham gia nghiệm thu.
Nếu như có sự thay đổi so với thiết kế, có sai sót hay hư hỏng, có những công việc chưa hoàn thành thì những bên liên quan phải lập bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sau đó ký, đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó.
Hồ sơ nghiệm thu công trình bao gồm
Vậy quá trình nghiệm thu xây dựng cần có những hồ sơ gì? Sau đây là danh sách bộ hồ sơ đầy đủ từ khi khởi công cho tới khi hoàn thành công trình.
- Danh mục tài liệu khởi công công trình.
- Lệnh khởi công.
- Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn – mặt bằng thi công.
- Biên bản họp công trường.
- Phiếu yêu cầu.
- Biên bản giao nhận hồ sơ.
- Báo cáo nhanh.
- Báo cáo tuần.
- Báo cáo tháng.
- Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng.
- Phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu/thành phẩm xây dựng.
- Phiếu lấy mẫu vật liệu tại hiện trường.
- Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm đất.
- Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm thép.
- Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm bê tông.
- Chỉ dẫn thi công.
- Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần nước).
- Biên bản xử lý kỹ thuật.
- Chỉ thị công trường.
- Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa.
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BT trước khi đóng.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – NB.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – CB.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – NB.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – CB.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ép cọc.
- Báo cáo tổng hợp đóng cọc.
- Báo cáo tổng hợp ép cọc.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác hố đào.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác hố đào.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu).
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu).
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (giữa các bên).
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (nội bộ nhà thầu).
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (giữa các bên).
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng BT.
- Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác xây tường – NB.
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác xây tường – CB.
- Biên bản nghiệm thu công tác tô trát – NB.
- Biên bản nghiệm thu công tác tô trát – CB.
- Biên bản nghiệm thu công tác tô đá rửa.
- Biên bản nghiệm thu công tác sơn nước.
- Biên bản nghiệm thu công tác láng nền.
- Biên bản nghiệm thu công tác lát nền.
- Biên bản nghiệm thu công tác lát nền.
- Biên bản nghiệm thu công tác ốp gạch.
- Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa – NB.
- Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa – CB.
- Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần – NB.
- Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần – CB.
- Biên bản nghiệm thu công tác gia công cấu kiện thép.
- Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng cấu kiện thép.
- Biên bản nghiệm thu công tác lợp mái.
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng.
- Biên bản nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng.
- Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt.
- Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế.
- Biên bản phát sinh.
- Bảng kê những hư hỏng, sai sót.
- Bảng kê các khiếm khuyết chất lượng cần sửa chữa.
- Bảng kê các việc chưa hoàn thành.
- Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng.
- Báo cáo nhanh sự cố công trình.
- Biên bản nghiệm thu đường ống điện.
- Biên bản nghiệm thu đường dây dẫn điện.
- Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần điện).
- Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần điện).
- Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần điện).
- Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần điện).
- Biên bản nghiệm thu lắp đặt bãi tiếp địa.
- Bảng đo điện trở cách điện của cáp, dây dẫn.
- Bảng đo thông mạch, dây dẫn.
- Biên bản nghiệm thu đường ống nước.
- Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần nước).
- Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần nước).
- Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần nước).
- Kế hoạch triển khai giám sát.
- Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
- Phiếu kiểm tra bản vẽ trước khi thi công.
- Bảng theo dõi – kiểm tra vật tư nhập vào công trình.
- Bảng theo dõi lấy mẫu bê tông tại hiện trường.
- Bảng theo dõi lấy mẫu thép tại hiện trường.
- Phiếu trình mẫu vật liệu điện.
Biên bản nghiệm thu công trình tiêu chuẩn
Biên bản nghiệm thu được lập ra để thẩm định, xác nhận đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc hạng mục công trình. Có 3 loại biên bản phổ biến sau đây:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình: Đây là mẫu biên bản nghiệm thu cuối cùng để đưa toàn bộ công trình vào sử dụng. Ở biên bản này thường có chi tiết các hạng mục công trình và biên bản đánh giá, nghiệm thu các hạng mục đó.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình: Mẫu biên bản này sẽ thể hiện rõ những công việc đã hoàn thành. Biên bản được lập ra để xác định được công việc cụ thể đã thực hiện ra sao và đạt được chất lượng như thế nào…
- Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình: Dùng để ghi nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ thi công của đơn vị thi công với một hạng mục nào đó.
Cho dù là mẫu biên bản nào thì cũng cần có đầy đủ các nội dung sau đây:
- Tên công trình, hạng mục công trình.
- Thông tin những người trực tiếp nghiệm thu.
- Đơn vị thi công.
- Đơn vị giám sát.
- Chủ đầu tư, gia chủ.
- Thời gian nghiệm thu.
Tiếp đó là trình bày rõ ràng những đánh giá về công trình nghiệm thu và đưa ra kết luận có thể đưa công trình vào sử dụng hay không. Nếu như không được nghiệm thu thì cần phải nêu rõ những yêu cầu cần sửa chữa và hoàn thiện để đơn vị thi công khắc phục lại.
Điểm e, Khoản 2, Điều 26 Nghị định 209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP quy định, nội dung của biên bản nghiệm thu xây dựng nhà ở bao gồm:
Biên bản nghiệm thu là cơ sở pháp lý cho việc xác nhận công ty xây dựng đã hoàn thành giai đoạn thi công, nhà ở có thể đưa vào sử dụng và bắt đầu giai đoạn bảo hành.
Gia chủ và công ty xây nhà trọn gói cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, trình tự của thủ tục nghiệm thu để có căn cứ trong việc quy trách nhiệm nếu xảy ra tranh chấp.
Trên đây là những thông tin về nghiệm thu công trình. Hy vọng với những thông tin mà Hưng Phú Thịnh đã cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất về quá trình này và nắm rõ quy trình để tối ưu hóa hồ sơ nghiệm thu.
Có thể thấy rằng đây là giai đoạn thực sự cần thiết để đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn của công trình xây dựng.
Là một giám đốc trẻ – người luôn đam mê học hỏi, tôi luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố – biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng.
Với định hướng: “Kiến thiết mỗi ngôi nhà cho khách hàng như đang xây dựng ngôi nhà cho chính mình”, tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ xây dựng của chúng tôi!