Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Xây Nhà Thành Công

Ngày cập nhật mới nhất: 08/04/2024

Xây nhà là một dự án quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư lớn về cả thời gian và tài chính. Việc lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi bắt đầu xây dựng là vô cùng quan trọng để tối ưu chi phí, đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Theo Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (AIA) báo cáo năm 2023: “72% chủ nhà hối tiếc vì đã không lên kế hoạch xây nhà chi tiết hơn. Trong số đó, 56% cho biết họ đã vượt quá ngân sách dự kiến, 38% gặp phải tình trạng chậm trễ tiến độ và 21% gặp phải vấn đề về chất lượng công trình.”

Một kế hoạch xây nhà hoàn chỉnh cần tuân thủ theo 7 bước từ xác định nhu cầu, khảo sát địa điểm, dự trù chi phí, thiết kế, lựa chọn đúng nhà thầu xây dựng, giám sát công trình đến nghiệm thu và bàn giao. 

Thiếu kế hoạch hoặc kế hoạch xây nhà không phù hợp có thể dẫn đến tốn kém chi phí, thi công chậm trễ, chất lượng công trình không đảm bảo. Vì vậy, việc dành thời gian để lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi bắt đầu xây dựng là vô cùng quan trọng.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về từng bước trong quá trình lên kế hoạch xây nhà. Tuân theo những hướng dẫn này, bạn có thể tự tin xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. Theo dõi ngay để có thông tin hữu ích nhé. 

Tại sao nên lên kế hoạch xây nhà kỹ càng?

 

Khi xây nhà, việc lên kế hoạch kỹ càng là vô cùng cần thiết để tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình và tránh được những rủi ro, sai sót không đáng có.

Lý do nên lên kế hoạch xây nhà
Lý do nên lên kế hoạch xây nhà

Lý do nên lên kế hoạch xây nhà kỹ càng bởi:

  • Tiết kiệm chi phí: Lập kế hoạch giúp dự trù chính xác các khoản chi phí, từ đó có thể phân bổ ngân sách hợp lý và tránh được những khoản phát sinh ngoài dự kiến. Khi có kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng so sánh giá cả vật liệu, nhân công từ các nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn được phương án tiết kiệm nhất.
  • Đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công: Có kế hoạch cụ thể chi tiết thì mọi quá trình thi công sẽ được diễn ra theo một quy trình đã lập sẵn, đảm bảo sự suôn sẻ, đúng tiến độ và tránh được những gián đoạn không đáng có. Khi lên kế hoạch, bao giờ cũng sẽ có phương án dự phòng, vì thế nếu có thay đổi thì gia chủ cũng kịp thời điều chỉnh mà không ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. 
  • Đạt được kết quả như mong muốn: Chủ động lên kế hoạch, gia chủ sẽ xác định rõ ràng nhu cầu và mong muốn của bản thân về ngôi nhà. Từ đó trình bày rõ hơn về ý tưởng, mục đích, chi phí mong muốn,… để công ty thiết kế – xây dựng bám sát và có phương án tối ưu nhất. 
  • Tránh được những sai sót: Lập kế hoạch kỹ càng sẽ giúp bạn hạn chế được những sai sót trong quá trình thi công, từ đó đảm bảo chất lượng công trình.
  • Giảm bớt căng thẳng: Khi đã có kế hoạch cụ thể, gia chủ chủ động và kiểm soát tốt hơn dự án xây nhà của chính mình, từ đó giảm bớt căng thẳng và lo lắng để tập trung vào công việc hiện tại. 

Tham khảo kế hoạch xây nhà chi tiết

 

Một kế hoạch xây nhà chi tiết sẽ bao gồm 7 bước từ xác định nhu cầu, mục đích, khảo sát địa điểm, dự trù chi phí, thiết kế nhà, lựa chọn nhà thầu xây dựng, theo dõi giám sát thi công và nghiệm thu. Các bước trên được cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu và mục đích xây nhà

 

Xác định nhu cầu và mục đích xây nhà là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xây dựng. Việc này giúp bạn có được một ngôi nhà phù hợp với sở thích, phong cách sống và khả năng tài chính của mình.

Dưới đây là một số yếu tố bạn cần cân nhắc khi xác định nhu cầu và mục đích xây nhà:

  • Nhu cầu sử dụng:
    • Số lượng thành viên trong gia đình: Xác định nhà có bao nhiêu người và diện tích nhà hiện có là bao nhiêu?
    • Mục đích sử dụng: Ngôi nhà sẽ được sử dụng để ở, để kinh doanh hay kết hợp cả hai?
    • Nhu cầu về các phòng chức năng: Xác định các phòng chức năng cần thiết cho ngôi nhà như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm,…
    • Nhu cầu về tiện nghi: Xác định những tiện nghi mong muốn có trong nhà như sân vườn, gara, hồ bơi,…
  • Phong cách sống: Chọn phong cách hiện đại, tối giản, tân cổ điển, cổ điển, scandinavian,… tùy theo cá tính và nhu cầu của gia đình.
  • Khả năng tài chính: Bạn có thể chi trả bao nhiêu cho việc xây nhà? Bạn cần vay ngân hàng hay không? Bạn cần dự trù kinh phí cho các khoản chi phí phát sinh như nội thất, trang thiết bị, sân vườn?… 

Bước 2: Khảo sát địa điểm xây dựng

 

Khảo sát chi tiết về địa điểm xây dựng giúp bạn đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để lập phương án thi công phù hợp nhất, đảm bảo kết cấu, công năng của công trình. Nội dung chính của khảo sát địa điểm xây nhà bao gồm:

  • Khảo sát địa hình:
    • Đo đạc cao độ, độ dốc, mốc giới của khu đất.
    • Tình trạng nền đất.
    • Xác định vị trí các công trình xung quanh như nhà dân, đường giao thông, công trình công cộng,…
    • Xác định địa hình khu vực xung quanh như sông suối, ao hồ, đồi núi,…
  • Khảo sát địa chất:
    • Xác định thành phần, tính chất của đất đai (đất sét, cát, đá,…).
    • Xác định mực nước ngầm.
    • Xác định khả năng chịu tải của nền đất.
  • Khảo sát môi trường:
    • Xác định mức độ ô nhiễm môi trường (không khí, tiếng ồn,…).
    • Xác định các nguồn gây ô nhiễm xung quanh.
  • Khảo sát hạ tầng kỹ thuật:
    • Xác định vị trí, hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông,…
    • Xác định khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của công trình.
  • Khảo sát pháp lý:
    • Xác định quy hoạch xây dựng của khu vực.
    • Xác định tình trạng pháp lý của khu đất (sổ đỏ, giấy phép xây dựng,…).

Ngoài ra, khảo sát địa điểm xây nhà còn có thể bao gồm:

  • Khảo sát khí tượng thủy văn để xác định lượng mưa, gió, hướng gió,…
  • Khảo sát về kiến trúc và cảnh quan để xác định phong cách kiến trúc phù hợp, tầm nhìn, cảnh quan xung quanh,…
  • Khảo sát về các yếu tố phong thủy nhằm xác định hướng nhà hợp tuổi, bố trí các khu vực chức năng theo phong thủy,…
Khảo sát địa điểm xây dựng
Khảo sát địa điểm xây dựng

Đa số các khâu khảo sát sẽ do nhà thầu tiến hành với các loại máy móc chuyên dụng (nếu cần thiết) để xác định kết cấu công trình, hướng nhà, hướng gió,… Từ đó cho ra giải pháp xây nhà với mức kinh phí phù hợp với gia chủ nhất. 

Bước 3: Dự trù chi phí xây nhà

 

Dự trù chi phí xây nhà là bước quan trọng giúp bạn kiểm soát tài chính và tránh phát sinh ngoài dự kiến. Để lập kế hoạch dự trù chi phí xây nhà hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:

Xác định các khoản chi phí:

  • Chi phí xây dựng: Bao gồm chi phí cho vật liệu xây dựng, nhân công, thiết bị thi công,…
  • Chi phí thiết kế: Bao gồm chi phí cho kiến trúc sư, kỹ sư,…
  • Chi phí giấy phép xây dựng: Bao gồm chi phí xin giấy phép xây dựng, hoàn công,…
  • Chi phí nội thất: Bao gồm chi phí cho đồ nội thất, thiết bị điện tử,…
  • Chi phí khác: Bao gồm chi phí dọn dẹp, vận chuyển,…

Tìm hiểu giá cả thị trường:

  • Tham khảo giá cả của các vật liệu xây dựng, nhân công, thiết bị thi công,…
  • So sánh giá cả của các nhà cung cấp, nhà thầu khác nhau.

Lập bảng dự trù chi phí:

  • Liệt kê tất cả các khoản chi phí dự kiến.
  • Dự trù số tiền cho từng khoản chi phí.
  • Cộng tất cả các khoản chi phí.

Dự phòng phát sinh:

  • Dự trù thêm 10% – 20% tổng chi phí cho các khoản phát sinh ngoài dự kiến.
  • Các khoản phát sinh có thể bao gồm: chi phí sửa chữa, chi phí thay đổi thiết kế, chi phí bổ sung vật liệu,…

Bước 4: Thiết kế nhà

 

Với kế hoạch thiết kế nhà, gia chủ cần:

  • Chọn phong cách thiết kế yêu thích như hiện đại, cổ điển, tối giản, scandinavian,… để tìm kiếm ý tưởng phù hợp đưa cho kiến trúc sư của đơn vị thầu.
  • Xác định ngân sách để lựa chọn vật liệu, nội thất phù hợp với kinh phí đang có. Nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư, kỹ sư nhà thầu để có phương án tốt nhất. 
  • Xác định các khu vực cần thiết trong nhà như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ,… sẽ giúp gia chủ lên tổng quan bố cục từng khu vực theo ý tưởng của mình, sau đó nhờ đơn vị thầu tư vấn và lên thiết kế 3D. 
  • Thống nhất bản thiết kế chi tiết với nhà thầu trước khi thi công để tránh phát sinh chi phí.
Lập kế hoạc xây dựng nhà
Thiết kế nhà bước vô cùng quan trọng trong kế hoạch xây dựng nhà

Bước 5: Lựa chọn nhà thầu xây dựng

 

Khi lựa chọn nhà thầu, gia chủ nên tìm kiếm thông tin về các nhà thầu xây dựng uy tín trên internet, báo chí, hoặc thông qua người thân, bạn bè. Đồng thời tham khảo các dự án trước đây của nhà thầu, so sánh giá, chính sách bảo hành,… để đánh giá năng lực và kinh nghiệm thi công.

Nên lựa chọn những đơn vị nhà thầu đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Có kinh nghiệm và năng lực:
    • Có nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng.
    • Đội ngũ nhân viên kỹ thuật và thi công có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có khả năng biến hóa nhiều dạng công trình, phong cách. 
    • Có trang thiết bị thi công hiện đại, đảm bảo chất lượng công trình.
  • Uy tín và thương hiệu:
    • Nhà thầu có uy tín trên thị trường, được đánh giá cao bởi các khách hàng trước đây.
    • Có thương hiệu mạnh, được nhiều người biết đến.
  • Giá cả hợp lý:
    • Mức giá thi công cạnh tranh, phù hợp với chất lượng công trình.
    • Có bảng báo giá chi tiết, rõ ràng, minh bạch.
  • Có khả năng đáp ứng yêu cầu của gia chủ: Đáp ứng được mọi yêu cầu thiết kế, thi công và hoàn thiện công trình và phối hợp chặt chẽ với gia chủ trong quá trình thi công.
  • Dịch vụ khách hàng tốt:
    • Cam kết về giám sát, thi công.
    • Có chính sách ưu đãi tốt. 
    • Có chế độ bảo hành và bảo trì công trình tốt.
    • Làm việc dựa trên hợp đồng với đầy đủ điều khoản. 

Bước 6: Theo dõi và giám sát thi công

 

Cần giám sát thi công để đảm bảo có giải pháp kịp thời cho mọi sai sót Gia chủ cần yêu cầu đơn vị thầu theo dõi, giám sát và báo cáo đầy đủ các công đoạn sau:

  • Chất lượng thi công:
    • Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng theo thiết kế và hợp đồng.
    • Giám sát quá trình thi công, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng.
    • Nghiệm thu từng hạng mục công trình theo đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu.
  • Tiến độ thi công:
    • Theo dõi sát sao tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành công trình đúng thời hạn hợp đồng.
    • Phối hợp với nhà thầu để giải quyết các vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
  • An toàn lao động:
    • Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động tại công trường.
    • Yêu cầu nhà thầu trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cho công nhân.
    • Ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động.

Ngoài ra, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Lập nhật nhật ký thi công thường xuyên.
  • Báo cáo định kỳ về tình hình thi công cho chủ đầu tư.
  • Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công.
Theo dõi và giám sát thi công
Theo dõi và giám sát thi công

Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao nhà

 

Để đảm bảo quyền lợi của mình, gia chủ cần thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng các bước sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ và bản vẽ, kiểm tra nghiệm thu về tổng thể, chi tiết hệ thống điện – nước – thông gió – phòng cháy chữa cháy,… 
  • Khi nhà thầu bàn giao, gia chủ kiểm tra đầy đủ các loại nội thất đã được cam kết trong hợp đồng, ký và xác nhận nếu đúng yêu cầu.

Khi nghiệm thu và bàn giao, nếu phát hiện vấn đề phải yêu cầu sửa chữa khắc phục. Nên lập biên bản nghiệm thu và bàn giao đầy đủ, chi tiết và lưu giữ đầy đủ các hồ sơ liên quan để làm bằng chứng khi xảy ra tranh chấp sau này. 

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến lập kế hoạch xây nhà

 

Làm thế nào để tiết kiệm chi phí xây nhà?

 

Để tiết kiệm chi phí xây nhà, gia chủ ngoài việc lên kế hoạch kỹ càng, lựa chọn đơn vị uy tín, tối ưu hóa thiết kế, giám sát kỹ càng quá trình thi công thì còn có thể tận dụng một vài vật liệu cũ, tự thực hiện một vài công đoạn đơn giản để giảm chi phí thi công. Cụ thể:

  • Lập kế hoạch chi tiết:
    • Xác định rõ nhu cầu và mục tiêu xây dựng.
    • Lập dự trù ngân sách chi tiết cho từng hạng mục.
    • Tham khảo giá cả vật liệu xây dựng và dịch vụ thi công.
  • Tối ưu hóa thiết kế:
    • Lựa chọn thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ.
    • Tận dụng tối đa diện tích sử dụng.
    • Sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm.
  • Lựa chọn nhà thầu uy tín:
    • Tham khảo giá cả từ nhiều nhà thầu khác nhau.
    • So sánh chất lượng dịch vụ và giá cả thi công.
    • Ký hợp đồng rõ ràng, đầy đủ các điều khoản.
  • Giám sát thi công:
    • Thường xuyên kiểm tra tiến độ thi công.
    • Giám sát việc sử dụng vật liệu xây dựng.
    • Phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong thi công.
  • Sử dụng vật liệu tái chế:
    • Sử dụng các vật liệu tái chế như gạch, ngói, cửa sổ,… để tiết kiệm chi phí.
    • Tận dụng các đồ nội thất cũ, đồ trang trí và biến hóa chúng phù hợp với căn nhà của mình.
Làm thế nào để tiết kiệm chi phí xây nhà?
Làm thế nào để tiết kiệm chi phí xây nhà?

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các cách tiết kiệm chi phí xây nhà khác như:

  • Tự thi công một số hạng mục đơn giản.
  • Mua vật liệu xây dựng theo thời điểm giá rẻ và dự trữ. 
  • Thuê nhân công theo ngày.

Gia chủ nên lưu ý rằng, tiết kiệm chi phí không có nghĩa là giảm chất lượng công trình. Do đó cần đảm bảo rằng công trình được xây dựng an toàn và đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng trước khi tiết kiệm. Với chủ đề này chúng tôi cũng đã có chia sẻ cụ thể và chi tiết ở bài viết: “5 lời khuyên giúp tiết kiệm chi phí xây nhà” bạn cũng có thể tham khảo thêm.

Có nên vay vốn ngân hàng để xây nhà?

 

Việc vay vốn ngân hàng để xây nhà sẽ có ưu điểm lẫn nhược điểm. Nếu gia chủ cân nhắc được các nhược điểm và có thu nhập ổn định hàng tháng để trả lãi thì nên cân nhắc vay vốn. Còn nếu không, gia chủ có thể bị mất trắng nếu không trả nổi lãi suất ngân hàng. 

Cần lưu ý gì khi mua vật liệu xây dựng?

 

Nếu gia chủ tự mua vật liệu xây dựng thì cần  xác định rõ nhu cầu, tham khảo giá, kiểm tra chất lượng vật liệu thô, vật liệu hoàn thiện,… 

Một số kinh nghiệm chọn vật liệu xây dựng:

  • Dựa theo hồ sơ thiết kế và tư vấn của kiến trúc sư để lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp với thiết kế và tổng thể công trình.
  • Tham khảo giá cả từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn được mức giá tốt nhất.
  • Tìm hiểu kỹ đặc điểm, tính năng của từng loại vật liệu xây dựng (gạch, đá, xi măng, sắt thép,…) để lựa chọn sản phẩm phù hợp với yêu cầu của từng vị trí thi công.
  • Mua hàng tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng vật liệu và có chế độ bảo hành tốt.
  • Hỏi kỹ về thông tin sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, độ bền,… Ưu tiên những thương hiệu danh tiếng trên thị trường.
  • Yêu cầu xuất hóa đơn để có chứng từ khiếu nại nếu có vấn đề xảy ra.
  • Bảo quản vật liệu đúng cách để đảm bảo chất lượng.

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn ở bài viết: “Kinh nghiệm chọn vật liệu xây dựng” để hiểu rõ hơn về các loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay và biết được loại vật liệu nào sẽ phù hợp với công trình của mình nhé!

Hợp đồng xây dựng cần có những điều khoản nào?

 

Một hợp đồng xây dựng đầy đủ phải bao gồm các thông tin của các bên, nói rõ phạm vi công việc, tiến độ thi công, giá trị hợp đồng, vật liệu xây dựng, bảo hành, cách giải quyết tranh chấp,… và một số điều khoản thỏa thuận riêng của hai bên. Cụ thể:

  • Thông tin các bên:
    • Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của chủ đầu tư và nhà thầu.
    • Giấy tờ đại diện hợp pháp của các bên (nếu có).
  • Phạm vi công việc:
    • Mô tả chi tiết các hạng mục công việc mà nhà thầu sẽ thực hiện.
    • Dự toán chi phí cho từng hạng mục công việc.
    • Tiêu chuẩn chất lượng công trình.
  • Thời gian thi công:
    • Thời gian bắt đầu và kết thúc thi công.
    • Các mốc thời gian hoàn thành từng hạng mục công việc.
    • Hạn chế và trách nhiệm đối với việc chậm trễ tiến độ thi công.
  • Giá trị hợp đồng:
    • Tổng giá trị hợp đồng.
    • Hình thức thanh toán (trả theo tiến độ, thanh toán một lần,…).
    • Các khoản tạm ứng và điều kiện thanh toán.
  • Vật liệu xây dựng:
    • Danh mục các loại vật liệu xây dựng mà nhà thầu sẽ sử dụng.
    • Nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của vật liệu xây dựng.
    • Trách nhiệm đối với việc sử dụng vật liệu không đúng chất lượng.
  • Bảo hành:
    • Thời gian bảo hành cho công trình.
    • Phạm vi bảo hành.
    • Trách nhiệm của nhà thầu trong trường hợp xảy ra sự cố trong thời gian bảo hành.
  • Giải quyết tranh chấp:
    • Cách thức giải quyết tranh chấp nếu có.
    • Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, hợp đồng xây dựng cũng có thể bao gồm các điều khoản sau:

  • Điều khoản về bảo hiểm.
  • Điều khoản về an toàn lao động.
  • Điều khoản về bí mật thông tin.
  • Điều khoản về thay đổi hợp đồng.
  • Điều khoản về chấm dứt hợp đồng.

Gia chủ nên lưu ý một vài điều sau:

  • Hợp đồng xây dựng cần được lập thành văn bản và có chữ ký của cả hai bên.
  • Hợp đồng cần được soạn thảo rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.
  • Trước khi ký cần đọc kỹ hợp đồng để tránh thiếu sót thông tin.

Đơn vị nào xây nhà trọn gói giá tốt, chuyên nghiệp tại HCM?

 

Hưng Phú Thịnh là công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công nhà trọn gói tại TP.HCM. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, Hưng Phú Thịnh đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Ưu điểm xây nahf trọn gói Hưng Phú Thịnh
Ưu điểm xây nahf trọn gói Hưng Phú Thịnh

Lựa chọn Hưng Phú Thịnh, khách hàng được cam kết:

  • Được làm việc với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư giàu kinh nghiệm, luôn cập nhật xu hướng thiết kế mới nhất để mang đến cho khách hàng những công trình đẹp, sang trọng và tiện nghi.
  • Quy trình đầy đủ với các khâu tư vấn, thiết kế, thi công đến bàn giao công trình.
  • Trang bị đầy đủ các loại máy móc phục vụ thi công xây dựng, dọn dẹp,… phục vụ trực tiếp quá trình xây dựng trọn gói với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
  • Giá dịch vụ thiết kế – thi công cam kết cạnh tranh nhất thị trường. 
  • Nhà xây xong đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, thẩm mỹ, phong thủy.
  • Chính sách bảo hành tốt (10 năm cho phần thô, 3 năm cho phần hoàn thiện).

Tham khảo giá thiết kế và thi công nhà trọn gói tại Hưng Phú Thịnh:

Bảng giá xây nhà trọn gói với các gói vật tư cơ bản
Bảng giá xây nhà trọn gói với các gói vật tư cơ bản

Xem chi tiết hơn bảng giá các gói vật tư cụ thể tại: “Báo giá xây nhà trọn gói” của Hưng Phú Thịnh cập nhật: tháng 07/2024

Hưng Phú Thịnh đã và đang thực hiện thi công nhiều dự án nhà ở đa dạng phong cách, từ nhà phố, biệt thự đến nhà cấp 4. Tại Hưng Phú Thịnh, khách hàng luôn được lắng nghe và sở hữu những giải pháp phù hợp nhất. Liên hệ ngay Hưng Phú Thịnh để được hỗ trợ tối đa về thiết kế và thi công nhà trọn gói nhé!

4.3/5 - (3 bình chọn)

Tin tức liên quan

Luật Xây Dựng - Nhà Đất - Bất Động Sản

Mẫu Phiếu Yêu Cầu Bổ Túc Hồ Sơ

Tải mẫu phiếu yêu cầu bổ túc hồ sơ mới nhất hiện nay. Những lưu...

Kiến Trúc Xây Dựng Tin Tức

Tư vấn xây nhà miễn phí chi tiết – Hưng Phú Thịnh

Tư vấn xây dựng nhà ở giúp gia chủ có thể hiểu rõ hơn về...

Luật Xây Dựng - Nhà Đất - Bất Động Sản

Mẫu đơn xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ chức

Tải biểu mẫu đơn xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ chức  ...

Top báo giá xây dựng, sửa chữa nhà

Top 9+ Mẫu Nhà Thông Minh Đẹp & Chi Phí Xây Dựng Trọn Gói

Thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển cùng với thời buổi “đất chật...

Kiến Trúc Xây Dựng Tin Tức

Màu sơn – yếu tố quyết định độ rộng chật của ngôi nhà

Không phải cứ diện tích lớn thì nhà sẽ rộng, và ngược lại không phải...

Kiến Trúc Xây Dựng

Giải pháp lắp đặt và thiết kế cầu thang nhà diện tích nhỏ

Đối với những nhà có diện tích nhỏ nhưng phải lên tầng, việc bố trí...

Lưu ý xây sửa nhà

Các Lưu Ý Khi Lắp Dựng Lan Can & Báo Giá Tham Khảo

Lan can được lắp dựng ở mép ban công, mép sân thượng hoặc dọc cầu...

Top báo giá xây dựng, sửa chữa nhà

Mẫu nhà 3 mặt tiền đẹp và báo giá xây tại HCM

Nhà 3 mặt tiền là những căn nhà có 3 mặt hướng ra đường. Loại...

5 việc cần làm sau khi xây và hoàn thiện nhà xong

Bài viết sau tổng hợp các việc cần làm và các vấn đề cần lưu...

Xem thêm
Mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái thái 3 phòng ngủ tiện nghi

Mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái thái 3 phòng ngủ mang vẻ đẹp của...

Xem thêm
Những kinh nghiệm không thể bỏ qua khi xây nhà – Phần 1

Có nên sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói hay tự thuê thơ? Những...

Xem thêm
Báo giá dịch vụ xây nhà trọn gói quận 2 uy tín, an toàn

Công ty xây dựng hưng phú thịnh xây nhà chuyên nghiệp, thi công xây nhà...

Xem thêm
Lưu Ý & Báo Giá Xây, Sửa Phòng Trẻ Em Đẹp

Phòng ngủ trẻ em là một không gian riêng biệt trong nhà dành cho trẻ...

Xem thêm
Phong thủy phía sau nhà tốt giúp tụ tài, vượng khí

Theo quan niệm phong thủy, phía sau nhà được xem là nơi dựa dẫm, che...

Xem thêm

Dự án thi công nổi bật

Dự án thiết kế, thi công, sửa chữa của Hưng Phú Thịnh

Công Trình Đã Bàn Giao

Thi công nhà ở dân dụng 1 trệt, 1 lửng, 2 lầu ở Thủ Đức

Cùng tham khảo công trình nhà ở dân dụng 1 trệt, 1 lửng, 2 lầu...

Công Trình Đã Bàn Giao Dự Án

Xây nhà phố hiện đại 1 trệt 2 lầu tại Tân Phú – Anh Vinh

Công trình nhà anh Vinh_ Quận Tân Phú...

Công Trình Đã Bàn Giao Dự Án

Dự án nhà phố tân cổ điển 4 tầng tại Thủ Đức – anh Thắng

Thi công trọn gói nhà anh Thắng tại Thủ Đức...

Công Trình Đã Bàn Giao

Dự án xây nhà ở 85m2 1 trệt 2 lầu tại Bình Thạnh

công ty Hưng Phú Thịnh xin được chia sẽ bảng giá xây nhà trọn gói...

Công Trình Đã Bàn Giao Dự Án

Dự án nhà phố 1 trệt 2 lầu 1 tum 80m2 – Anh Hạ

Cập nhật hình ảnh thực tế từ dự án nhà phố 1 trệt 2 lầu...

Công Trình Đã Bàn Giao Dự Án

Xây trọn gói nhà ở 90m2 3 tầng 1 tum tại quận 9 – Anh Tâm

Thi công trọn gói mẫu nhà phố tân cổ điển của anh Tâm tại quận...

Công Trình Đã Bàn Giao

Dự án nhà 80m2 1 trệt 1 lửng 3 lầu Tại Gò Vấp – Chị Phượng

Nếu muốn xây nhà 3-4 tầng có thang máy, sân thượng, phòng xông hơi cao...

Công Trình Đã Bàn Giao

Hoàn thiện nhà 1 trệt 1 lửng 2 lầu 70m2 tại Bình Thạnh – Anh Chiến

Nhà 1 trệt 1 lửng 2 lầu là lựa chọn ưu tiên của những gia...

Thi Công Nhà 1 Trệt 3 Lầu Của Anh Bảo Ở Quận 5, TP. HCM

Thiết kế nhà phố hiện đại 1 trệt 3 lầu sân thượng là lựa chọn...

Xem thêm
Nhà phố 1 trệt 1 lầu 105m2 tại Tây Ninh – Anh Hoàng

Cập nhật dự án nhà phố 1 trệt 1 lầu với tổng diện tích 105m2...

Xem thêm
Dự án xây nhà phố 56m2 1 trệt 1 lửng 2 lầu – Chị Hà

Định hướng theo phong cách kiến trúc hiện đại của chị Hà, dự án xây...

Xem thêm
Xây trọn gói nhà 1 trệt 1 lửng 3 lầu 1 tum tại Gò Vấp – Chú Hà

Chia sẻ mẫu thiết kế và hình ảnh thi công thực tế dự án xây...

Xem thêm
Thi công trọn gói nhà phố tân cổ điển, chị Hà quận 12

Thi công trọn gói mẫu nhà phố tân cổ điển chị Hà tại quận 12...

Xem thêm
Xây trọn gói nhà phố 1 trệt 1 lửng 2 lầu tại Quận 12 – Anh Khoa

Cập nhật hình ảnh thực tế từ dự án trọn gói nhà phố 1 trệt...

Xem thêm