Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, kéo theo đó là nhu cầu xây dựng nhà xưởng để sản xuất và lưu trữ hàng hóa ngày càng lớn. Đối với những công ty lần đầu xây nhà xưởng chắc hẳn sẽ có nhiều thắc mắc và chưa hình dung được quy trình như thế nào?
Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Hưng Phú Thịnh để nắm được cách bước xây nhà xưởng và những lưu ý quan trọng nhé.
Nguyên tắc xây dựng nhà kho, nhà xưởng tiêu chuẩn bao gồm những gì? Để đảm bảo an toàn cho quá trình thi công dự án cũng như hạn chế phát sinh những chi phí ngoài lề thì việc nắm được 4 nguyên tắc sau là cực cần thiết!
Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên mà nhà thầu nào khi nhận công trình nhà xưởng, nhà kho cũng phải đáp ứng. Bản vẽ thiết kế cho nhà xường, nhà kho thường bao gồm: bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu và bản vẽ sản xuất.
Nếu không có các bản vẽ này, đơn vị xây dựng sẽ không thể nào hình dung ra được mình sẽ tiến hành như thế nào với dự án vừa nhận cũng như mức chi phí cần có, các loại vật liệu dùng thi công.
Bản vẽ thiết kế cũng phần nào thể hiện được quy mô công trình cũng như khả năng sáng tạo của chủ thầu.
Đây là nguyên tắc bắt buộc các nhà thầu không được bỏ qua. Trước khi tiến hành thi công, việc khảo sát địa hình, địa chất khu vực được chọn xây dựng nhà xưởng, nhà kho là rất cần thiết.
Việc này giúp chủ thầu hình dung ra được bản thiết kế của mình sẽ được hình thành thế nào trên khu đất ấy, có những nhược điểm gì ở đó chưa đáp ứng được yêu cầu từ bản thiết kế, đất ở đó là đất mềm hay đất cứng và cần lựa chọn những vật liệu thế nào cho phù hợp.
Theo đó, nếu như bỏ qua việc khảo sát địa hình thì quá trình thi công sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại và mang tới hiệu quả không như ý.
Giấy phép xây dựng là điều bắt buộc phải có. Đây là quy định chung của pháp luật và nếu xem nhẹ, bỏ qua thì công trình của bạn đang thi công có thể bị buộc ngưng hoặc bản thân chủ đầu tư, chủ thầu phải chịu một mức phạt hành chính nhất định.
Chính vì thế, một nguyên tắc “bất di bất dịch” trong thi công nhà xưởng, nhà kho mà cả chủ thầu và đơn vị nhận thầu phải lưu ý là đảm bảo đầy đủ các loại giấy phép xây dựng trước khi kí hợp đồng hợp tác giữa hai bên.
Để nắm rõ các quy định xoay quanh giấy phép xây dựng, bạn có thể tham khảo tại nhiều website khác nhau hoặc liên hệ với các công ty xây dựng chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ.
Không chỉ riêng xây nhà xưởng mà công trình nào bạn cũng cần phải có một quy trình cụ thể. Nó như là kim chỉ nam để giúp cho quá trình xây dựng suôn sẻ và chính xác hơn. Quy trình tại Hưng Phú Thịnh sẽ trải qua 3 giai đoạn chính.
Chủ đầu tư sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về dự án như: quy mô công trình, tiến độ thi công, người mà bạn sẽ liên hệ trực tiếp về dự án.
Chủ động liên hệ với người quản lý dự án và gặp mặt trực tiếp khách hàng để trao đổi và tìm hiểu một số thông tin cần thiết như vốn đầu tư dự kiến, khách hàng là ai, khách hàng có tiềm năng hay không, khảo sát mặt bằng thực tế.
Nếu như chủ đầu tư đã thuê một đơn vị thiết kế riêng rồi thì nhà thầu sẽ đọc thiết kế và tiến hành tính toán để đưa ra báo giá cụ thể cho khách hàng.
Nếu như dự án chưa có thiết kế thì nhà thầu sẽ lên bản vẽ thiết kế và chủ động tư vấn cho chủ đầu tư sao cho tối ưu chi phí nhất.
Sau khi thống nhất được thiết kế và giá với chủ đầu tư thì nhà thầu tiến hành lập hợp đồng xây dựng và có chữ ký của cả 2 bên. Hợp đồng phải đảm bảo ghi rõ các điều khoản, thời gian và tiến độ thi công, đơn giá thi công.
Xem thêm: https://hungphuthinh.vn/bao-gia-xay-nha-tron-goi
Ở hạng mục này nhà thầu sẽ thực hiện các công việc
Phần khung nhà xưởng thường được làm bằng khung thép. Các bộ phận kết cấu thép sẽ được gia công tại các nhà máy với chất lượng được kiểm soát rất chặt rồi mới đưa ra công trường. Sau đó nhà thầu tiến hành:
Vỏ bao che nhà xưởng gồm có tường gạch, mái che. Sau khi thi công xong phần khung thép, nhà thầu tiến hành xây tường bao quanh và lợp mái che bằng tôn hoặc vật liệu khác tùy theo yêu cầu thiết kế.
Hạ tầng của nhà xưởng vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của nhà xưởng. Hạ tầng nhà xưởng gồm có: hệ thống thoát nước, đường giao thông....
Nền đường cần phải được lu lèn chặt để đảm bảo chịu được những loại xe có vận tải lớn.
Đây cũng là một bước không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng nhà xưởng. Hệ thống kỹ thuật nhà xưởng gồm có: Hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất, hệ thống phòng cháy chữa cháy...
Nhà thầu sẽ tiến hành vệ sinh lại nhà xưởng thật sạch sẽ để bàn giao lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình, sau khi công trình kết thúc thì thanh lý hợp đồng.
Ngày nay, nhà xưởng thường được xây dựng bằng khung thép bởi nó mang lại nhiều ưu điểm nổi bật:
Xây dựng nhà xưởng bằng khung thép có độ bền rất cao, chịu lực tốt, có khả năng chống nước, chống ẩm tốt. Bởi vậy nên nó được sử dụng rất phổ biến để xây nhà xưởng ở Việt Nam.
Hơn nữa nó còn rất thân thiện với môi trường nhờ khung sắt được lắp ghép từ những chi tiết có sẵn nên hạn chế được chất thải ra ngoài môi trường.
Nhà xưởng khung thép không những giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu mà với độ bền cao nó còn tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng. Ngoài ra, sau khi công trình hết tuổi thọ bạn vẫn có thể thu hồi được một phần vốn bằng cách tái chế xưởng khung thép.
Trọng lượng của nhà xưởng khung thép rất nhẹ và giảm 25 - 30% so với những phương án truyền thống nên giúp tiết kiệm nguyên vật liệu đáng kể.
Thời gian lắp dựng cũng rất nhanh nên chi phí nhân công cũng giảm. Khung thép được tính toán và thiết kế rất chính xác nên sẽ giảm khối lượng và làm giảm tải lên phần móng. Từ đó cũng giúp làm giảm phần móng dự án.
Bằng việc các kết cấu thép đã được sản xuất trước đó tại nhà máy và sau đó đưa ra công trường để lắp khung thì thời gian hoàn thành nhà xưởng sẽ nhanh hơn rất nhiều. Thi công nhà xưởng bằng khung thép có thời gian giảm một nửa so với phương pháp thi công bằng bê tông cốt thép truyền thống.
Với những doanh nghiệp có kế hoạch xây và mở rộng sản xuất thì việc dựng nhà xưởng bằng khung thép là vô cùng hợp lý. Bởi khung thép có khả năng lắp ghép và mở rộng linh hoạt. Có thể dễ dàng lắp dựng thêm tầng, thậm chí là có thể di dời đến địa điểm mới.
Mỗi ngành nghề sản xuất đều sẽ có những yêu cầu thiết kế nhà xưởng khác nhau. Ví dụ như nhà máy sản xuất thép sẽ yêu cầu khung thép có khả năng chịu tải cao.
Nhà xưởng bằng khung thép có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của các loại hình sản xuất với mức chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống khác.
Có thể thấy rằng việc xây dựng sao cho tối ưu là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vậy xây nhà xưởng cần lưu ý những điều gì?
Nên chọn những vị trí thoáng mát, có nhiều cây xanh để đảm bảo một bầu không khí luôn trong lành. Đồng thời trước khi xây dựng cần tính toán được quy mô và diện tích nhà xưởng để chọn vị trí cho hợp lý.
Bố trí mặt bằng sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại và kế hoạch mở rộng trong tương lai (nếu có).
Việc xây dựng cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo an toàn và tuổi thọ lâu dài. Một vài tiêu chuẩn xây dựng bạn có thể tham khảo như:
Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996. Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.
Hệ thống chiếu sáng là một phần vô cùng quan trọng của nhà xưởng để đảm bảo cho nhà xưởng có thể hoạt động liên tục. Nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên kết hợp cùng với ánh sáng đèn. Có thể sử dụng đèn led để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả chiếu sáng tốt hơn.
Tùy theo loại hình nhà xưởng mà sẽ có yêu cầu về ánh sáng khác nhau. Dựa theo TCVN 7114-2008 - tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp để lựa chọn mức độ chiếu sáng phù hợp.
Lắp đặt hệ thống thông gió để đảm bảo việc lưu thông không khí ổn định. Cần phải tính toán được lượng gió cần thiết để lựa chọn loại quạt thông gió phù hợp. Người ta thường lắp đặt hệ thống thông gió ở trên trần nhà, hay hệ thống thông gió ngầm.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ được các lưu ý và quy trình xây nhà xưởng để có thể giám sát, đảm bảo công trình đạt tiêu chuẩn an toàn và bền vững.
Nếu như bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công uy tín thì hãy liên hệ ngay với Hưng Phú Thịnh nhé.
"Tôi là người luôn đam mê học hỏi, luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố, biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng". (Chia sẻ của Giám đốc Nguyễn Duy Duẩn).
Chi phí xây dựng nhà 2 tầng 100m2 là mối quan tâm của nhiều gia chủ khi lên kế hoạch xây nhà cho gia đình 4-5 người. Để tránh phát sinh ngoài dự tính...
Tổng chi phí xây nhà xưởng 300m2 có thể dao động từ 510 triệu đến 720 triệu đồng, đơn giá này còn tùy thuộc vào vật liệu, kết cấu, thời điểm và đơn vị thi công.
Chi phí xây nhà xưởng 200m2 là mối quan tâm hàng đầu khi nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp ngày càng tăng. Việc dự trù kinh phí hợp lý giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách...
Chi phí xây nhà xưởng 1000m2 là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi lên kế hoạch xây dựng. Việc dự trù ngân sách chính xác giúp tối ưu chi phí....