Nhà vệ sinh bị thấm dột sẽ gây nên mùi hôi khó chịu và gia tăng tình trạng ẩm ướt. Vậy nên, Hưng Phú Thịnh sẽ bật mí những cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả ngay dưới đây để bạn có được một không gian luôn sạch sẽ, khô ráo.
Tại sao bạn cần phải chống thấm nhà vệ sinh
Bảo vệ sàn: Nhà vệ sinh là nơi có nhiều nước, đặc biệt là sàn nhà thường xuyên tiếp xúc với xà bông hoặc chất tẩy rửa. Nếu sau một thời gian sử dụng, bạn không chống thấm nhà vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng, ứ đọng nước khiến cho mặt sàn bị hư hỏng, đóng rong, mất vệ sinh.
Môi trường bị ẩm ướt sẽ làm nấm mốc, vi khuẩn, côn trùng xâm nhập. Lâu ngày, lớp rêu mốc, vi khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mặt sàn trơn trượt, dễ té, gây nguy hiểm, nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Nhà vệ sinh liên kết trực tiếp với tường, trần nhà nên việc nhà vệ sinh bị ẩm ướt lâu ngày sẽ kéo theo những vị trí này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Gây mất thẩm mỹ: Bạn cứ thử tưởng tượng khi bước vào nhà vệ sinh mà sàn nhà đầy rêu mốc, mùi bốc lên khó chịu kết hợp với tình trạng ẩm ướt sẽ như thế nào? Hẳn là không mấy dễ chịu và khiến cho nhà vệ sinh mất đi tính thẩm mỹ vốn có. Hơn nữa, nhà vệ sinh bị ẩm mốc cũng làm mất cân bằng yếu tố phong thủy, hút tà khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh cơ bản
Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt cần thi công
Muốn xử lý nhà vệ sinh bị thấm thì trước hết bạn cần phải vệ sinh bề mặt cần được thi công. Bước này là bước cực kỳ quan trọng và quyết định đến chất lượng sau khi thực hiện.
Bạn cần loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa trên bề mặt. Nên dùng máy mài chuyên dụng được lắp chổi sắt để tăng hiệu quả làm sạch bề mặt và tạo ma sát tốt nhất.
Sau đó, sử dụng máy thổi bụi để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn còn sót lại trên mặt sàn. Cần lưu ý đặc biệt đến các hốc bọng, lỗ rỗ, túi đá… và đục bỏ hết những phần bám dính tại các vị trí này. Sau đó, trát vữa sửa chữa có trộn chất phụ gia liên kết để bịt kín những hốc bọng.
Với những vết nứt lớn trên mặt sàn có thể áp dụng biện pháp chống thấm sàn vệ sinh bằng sika để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Chống thấm cổ ống
Tiến hành đục tẩy miệng cổ ống, rửa sạch và sau đó là chèn kín bộ phận này. Dùng hỗn hợp hồ dầu Sika Latex kết hợp với xi măng nước sạch theo tỉ lệ chuẩn rồi trộn thêm SikaGrout 214-11 để đổ vào cổ ống.
Bước 3: Trát bo góc chân tường bao và sàn bê tông
Chân tường bao nên đắp bằng vữa xi măng kết hợp với cát vàng tỷ lệ 1:1. Đối với những sàn nhà vệ sinh cần lấy cốt gạch, nên trát với độ dốc vừa đủ để tránh tình trạng lưới gia cố chân không bị gập.
Bước 4: Xử lý chống thấm toàn bộ sàn bằng Sika latex TH
Chân tường giữa sàn và tường gạch xây sẽ được quét lót toàn bộ bằng vữa hồ dầu Latex + nước và xi măng.
Bước 5: Chống thấm bằng màng đàn hồi
Sàn bê tông và chân tường sẽ được quét 02 lớp Sikaproof membrane theo nguyên tắc lớp sau vuông góc với lớp trước, thời gian quét giữa các lớp cách nhau 2 – 3 giờ đồng hồ. Mục đích là để tránh lỗ mọt bọt khí và tăng hiệu quả chống thấm sàn vệ sinh.
Bước 6: Hoàn thành
Sau khi hoàn thành 5 bước kể trên, bạn để sàn nhà vệ sinh nghỉ 24 tiếng. Sau đó, tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24 giờ và nghiệm thu. Bước cuối cùng của quy trình chống thấm nhà vệ sinh là trát lớp vữa láng lên bề mặt để bảo vệ các lớp chống thấm bên dưới.
Một số nguyên nhân dẫn đến việc nhà vệ sinh bị thấm
Nguyên nhân dẫn đến việc nhà vệ sinh bị thấm có thể kể đến như:
- Không chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu: Với các công trình công cộng hoặc nhà xây để bán, tình trạng này thường xuyên diễn ra. Và việc nhà vệ sinh bị thấm dột sau một thời gian sử dụng là điều khó tránh khỏi.
- Khe gạch bị hở: Một số tác động từ bên ngoài như va đập mạnh, tải trọng lớn sẽ khiến các khe gạch nhà vệ sinh bị hở. Điều này làm cho nước bị ngấm vào bên trong và dần dần phá hủy những mạch khác khiến sàn nhà vệ sinh bị ngấm nước nhiều hơn.
- Hệ thống thoát sàn kém chất lượng: Nếu bề mặt sàn không bằng và hệ thống thoát sàn không hoạt động hiệu quả sẽ tạo nên những vũng nước lắng đọng. Lâu ngày sẽ ngấm vào bên trong gây ẩm mốc, bốc mùi.
- Vỡ đường ống dẫn nước: Trường hợp này khá ít nhưng hậu quả lại nghiêm trọng nhất. Đường ống dẫn nước bị vỡ sẽ khiến nước đọng nhiều ở mặt sàn và khó xử lý hơn gây ngập úng lâu ngày, trơn trượt và bốc mùi khó chịu.
- Ngấm nước mưa: Chống thấm ngoài tường không tốt khiến nước mưa ngấm từ bên ngoài và tích tụ dần vào bên trong.
Trên đây là những thông tin về cách chống thấm nhà vệ sinh để bạn tham khảo. Nếu bạn không tự tin để thực hiện tại nhà hoặc muốn biết thêm thông tin về vấn đề này, hãy liên hệ đến Công ty xây nhà phần thô tại HCM – Hưng Phú Thịnh để được nhân viên tư vấn tận tình, chu đáo.
Là một giám đốc trẻ – người luôn đam mê học hỏi, tôi luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố – biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng.
Với định hướng: “Kiến thiết mỗi ngôi nhà cho khách hàng như đang xây dựng ngôi nhà cho chính mình”, tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ xây dựng của chúng tôi!