Nhà bếp là nơi các thành viên trong gia đình sum họp và quây quần thưởng thức những bữa ăn ngon, giúp gắn kết tình cảm thắm thiết và khăng khít hơn. Không những thế, theo phong thủy nó còn là nơi giữ lửa, vun đắp các mối quan hệ trong gia đình.
Với ý nghĩa đó, một căn bếp sụp xệ, xuống cấp hay bừa bộn, không tiện tích sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình. Nếu có nhu cầu xây mới hay cải tạo, tùy theo sở thích của mỗi gia chủ, có thể bố trí phòng bếp khác nhau nhưng đều phải lưu ý phong thủy cũng như sắp xếp bố cục hài hòa, cân đối, phù hợp với tài chính.
Cùng Hưng Phú Thịnh – Công ty xây nhà trọn gói tìm hiểu những lưu ý và báo giá xây sửa phòng bếp, nhà Bếp Đẹp để có những giây phút sum vầy bên căn bếp chất lượng và thẩm mỹ nhé.
Những lưu ý khi xây phòng bếp, nhà bếp
Lên kế hoạch xây dựng nhà bếp như thế nào?
Khi có dự định xây mới phòng bếp, nhà bếp thì lên kế hoạch là một điều vô cùng quan trọng, giúp chủ nhà có thể dự trù các chi phí, lên thiết kế để vừa có một căn bếp phù hợp tài chính vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Những công việc cần làm khi lên kế hoạch là:
Để xây dựng một nhà bếp đẹp, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu, bạn cần lên kế hoạch chi tiết. Dưới đây là một số bước bạn cần thực hiện:
1. Xác định ngân sách
- Xác định số tiền bạn có thể chi trả cho việc xây dựng nhà bếp.
- Ngân sách sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu, thiết bị và phong cách thiết kế.
2. Xác định nhu cầu sử dụng
- Xác định số lượng người thường xuyên sử dụng nhà bếp.
- Xác định loại hình nấu nướng bạn thường thực hiện.
- Xác định những thiết bị và tính năng cần thiết cho nhà bếp.
3. Lựa chọn phong cách thiết kế
- Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với sở thích và tổng thể ngôi nhà.
- Một số phong cách thiết kế phổ biến như hiện đại, cổ điển, tối giản, Scandinavian,…
4. Lên kế hoạch bố trí
- Bố trí các khu vực chức năng trong nhà bếp một cách hợp lý và khoa học.
- Đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng.
- Tham khảo các nguyên tắc thiết kế bếp tam giác để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.
5. Lựa chọn vật liệu
- Lựa chọn vật liệu phù hợp với phong cách thiết kế và ngân sách.
- Sử dụng vật liệu bền đẹp, dễ lau chùi và vệ sinh.
- Một số vật liệu phổ biến như gạch ốp lát, đá tự nhiên, gỗ, kim loại,…
6. Lựa chọn thiết bị
- Lựa chọn các thiết bị nhà bếp cần thiết như bếp nấu, lò nướng, tủ lạnh, máy hút mùi,…
- Chọn mua thiết bị của các thương hiệu uy tín và có chế độ bảo hành tốt.
- Lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách.
7. Tìm kiếm nhà thầu thi công
- Tìm kiếm nhà thầu thi công uy tín và có kinh nghiệm.
- Tham khảo giá cả và chất lượng dịch vụ của các nhà thầu khác nhau.
- Ký hợp đồng thi công rõ ràng và chi tiết.
Việc lên kế hoạch giúp cho những công đoạn sau được hanh thông
- Có bản vẽ thiết kế rõ ràng, kiến trúc sư sẽ tính toán giúp bạn vị trí đặt hướng bếp hợp phong thủy, sắp xếp bố cục màu sắc, ánh sáng phù hợp nhất.
- Giúp chủ căn bếp xác định được chi phí dự trù, chi phí phát sinh để tính toán nguồn vật liệu, phụ kiện decor hợp lý, chi phí xây dựng và công thợ (nếu lựa chọn thi công từng hạng mục riêng lẻ).
- Nếu lựa chọn dịch vụ trọn gói thì gia chủ sẽ dự toán được mức chi phí nào phù hợp với tài chính hiện tại để tìm đơn vị thi công hợp lý.
Làm sao để lựa chọn kiểu dáng bếp phù hợp?
Có rất nhiều phong cách thiết kế nhà bếp từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện đại đến tân cổ điển. Tuy nhiên chung quy lại, bố trí bếp vẫn chỉ biến hóa theo những dạng sau:
- Bếp chữ U dành cho những ngôi nhà có diện tích nhà bếp/ phòng bếp lớn.
- Bếp chữ I là kiểu dáng thông dụng, tập trung vào công năng để tiết kiệm không gian. Kiểu bếp này tận dụng tối đa các hộc tủ bếp để bố trí các kệ đặt chén dĩa, tủ gạo, thùng rác,… một cách hợp lý và tiện nghi nhất có thể.
- Bếp chữ L là bếp tận dụng được vách tường, góc tường để mở rộng không gian bếp tối đa.
- Bếp song song là căn bếp tận dụng 2 vách tường bố trí tủ bếp, chừa khoảng cách giữa để tận dụng làm lối đi.
Tùy vào diện tích căn bếp hiện có, bạn cần lựa chọn phong cách và kiểu bếp phù hợp và đảm bảo độ thoáng nhất.
Các yếu tố nào quan trọng khi thiết kế nhà bếp, phòng bếp?
Nếu như bạn lựa chọn 1 đơn vị thi công trọn gói, họ sẽ có nhiệm vụ lên thiết kế đầy đủ và giúp bạn có một căn bếp đẹp, bố cục cân đối, hài hòa. Còn nếu như bạn lựa chọn thi công từng hạng mục riêng lẻ dựa trên ý tưởng của bản thân thì nên lưu ý những yếu tố sau.
Ánh sáng nào phù hợp với không gian bếp?
Khu vực bếp cần có lượng ánh sáng đủ mới đảm bảo an toàn cho người nội trợ trong quá trình nấu nướng. Để tiết kiệm điện năng sử dụng có thể trổ cửa sổ hoặc làm giếng trời, vừa giúp nhà bếp, phòng bếp lấy sáng tối đa vừa tạo không gian thông thoáng.
Chất liệu và bố trí những vật dụng liên quan đến bếp như thế nào
Tủ bếp hiện nay được thiết kế với chất liệu đa dạng, hiện đại như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhựa giả gỗ hoặc cao cấp hơn là composite,… một số khác có thể sử dụng nhôm kính.
Dù làm chất liệu nào cũng cần xem xét đến yếu tố lâu dài như: độ cong vênh, mức độ chống mối mọt, chống thấm và chống nước, dễ dàng vệ sinh,… vì tất cả những yếu tố này liên quan đến một căn bếp chất lượng, an toàn và sạch sẽ.
Nên sử dụng đá granite làm mặt bàn chế biến thức ăn vì có độ bền cao, dễ lau chùi, chịu được ảnh hưởng của nước và cân bằng khí nóng trong bếp.
Phần tường tiếp xúc với tủ bếp nên ốp đá, ốp kính cường lực hoặc sử dụng giấy dán trơn dành cho bếp vừa có tác dụng chống thức ăn bám bẩn, vừa bảo vệ được phần tường tiếp xúc và tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp.
Tủ bếp bố trí theo tỉ lệ vàng tính theo 3 góc bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Chiều cao lỗ ban là 81cm cho tủ dưới và 65cm cho tủ trên, mặt đá ra 62cm là những kích thước khoa học và được tính toán theo phong thủy.
Cần lựa chọn những phụ kiện đi kèm tiện ích, sử dụng inox 304 hoặc chất liệu chống oxy hóa vì những phụ kiện này có độ bền cao, chống được rỉ sét khi tiếp xúc nhiều với nước, môi trường khói bếp.
Mỗi vị trí phụ kiện như kệ gia vị, thùng rác, thùng gạo hay kệ trên,.. cần được tính toán chi li, vừa thuận tiện cho việc sử dụng, vừa không làm ảnh hưởng đến chức năng của nhau.
Phong thủy nhà bếp chuẩn cần những vần đề nào?
Như đã chia sẻ, nhà bếp là nơi giữ lửa, có vị trí cực trì quan trọng trong phong thủy nên vị trí đặt bếp cần được xem xét kỹ lưỡng. Lựa chọn những nơi không gió lùa, lộ liễu và đối diện cửa chính để đặt bếp. Cụ thể:
- Bếp không được đặt ngược hướng nhà, dễ gây mâu thuẫn giữa các thành viên.
- Bếp cũng không được đặt đối diện phòng ngủ vì ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên.
- Bếp đặt sát nhà vệ sinh sẽ bị lây lan khí ô uế, ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.
Để không phạm phải những yếu tố phong thủy, nên lựa chọn những đơn vị thi công am hiểu kiến thức về vấn đề này để giúp gia đình êm ấm, thuận hòa và bình an.
Màu sắc nào phù hợp với không gian bếp?
Khi xây mới, căn bếp nên được lên thiết kế về bố cục màu sắc phù hợp với toàn bộ căn nhà, đồng thời lựa chọn màu phong thủy để mang lại tài lộc, sự may mắn và bình an.
Ứng với từng mệnh và tuổi để lựa chọn màu sắc nhưng chú ý đến phối hợp sắc độ để làm sao căn bếp vừa hiện đại, tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi. Không sử dụng màu nóng quá nhiều sinh ra ảo giác bứt rứt, kích thích hệ thần kinh.
Hệ thống điện, nước của phòng bếp cần quan tâm gì?
Bếp là nơi cần một lượng nước liên tục để thực hiện công việc sơ chế, nấu ăn và vệ sinh chén dĩa, do đó hệ thống nước cần được thiết kế sao cho lượng nước sạch cung cấp vừa đủ, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác sẽ làm gián đoạn quá trình nấu nướng.
Hiện nay, các thiết bị dùng trong nấu nướng và vệ sinh chén bát đã được nâng cấp như máy rửa chén, bếp điện, máy hút mùi,… tất cả đều sử dụng điện, do đó chú ý đường đi dây điện sao cho vừa thẩm mỹ, vừa an toàn.
Những lưu ý khi sửa phòng bếp, nhà bếp
Khác với việc xây mới hoàn toàn, khi sửa phòng bếp nhà bếp cần xác định những khu vực cần sửa sang, mục đích sửa để lên kế hoạch phù hợp về công việc cũng như chi phí.
Xác định những vị trí cần sửa
Khu vực bếp khi sử dụng lâu ngày dễ bị xuống cấp, cần tân trang sửa chữa để giúp thông thoáng và sáng sủa, tươi mới hơn. Đặc biệt nếu như căn bếp trước phạm phải phong thủy thì đây cũng là cơ hội giúp gia chủ thay đổi.
Việc sửa chữa phòng bếp, nhà bếp cần được lên kế hoạch thông qua
- Xác định nguyên nhân sửa chữa để lên kinh phí phù hợp.
- Những khu vực nào cần sửa nhiều, khu vực nào chỉ cần lau chùi dọn dẹp để căn bếp tiện nghi.
- Chuẩn bị dụng cụ sửa chữa hoặc thuê dịch vụ.
- Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp bạn có kế hoạch rõ ràng, nhắm trúng mục tiêu sửa chữa để tiết kiệm chi phí tối đa.
Hạng mục cần sửa chữa phòng bếp, nhà bếp
Hạng mục tủ bếp
Tủ bếp sau một thời gian sử dụng có thể bị cong vênh cánh cửa, mối mọt hoặc thức ăn bám bẩn lâu ngày khó vệ sinh. Điều này gây mất thẩm mỹ và không đáp ứng công năng, tính toán thay mới là điều hợp lý bằng việc lựa chọn vật liệu thích hợp và bền bỉ hơn.
Nếu như tủ vẫn còn dùng được, thay đổi màu sơn cánh tủ cũng là một sự lựa chọn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đem lại không gian mới mẻ, tươi mới cho căn phòng. Bạn cũng có thể tính toán tủ kịch trần để gia tăng không gian lưu trữ, giúp các vật dụng được cất đi gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.
Phần mặt bếp bằng đá có thể sử dụng dung dịch làm mới và bóng đá để lau chùi. Mặt tường tiếp xúc với bếp nên sử dụng kính, ốp đá hay dán giấy chuyên dụng cho bếp để dễ dàng vệ sinh khi bám bẩn.
Hạng mục sơn và chống thấm
Khu vực bếp nếu bị nước thấm, tường rơi vữa bong tróc sẽ sinh ra hiện tượng nấm mốc, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và không đảm bảo an toàn. Ngoài việc chú ý chọn màu sơn hợp phong thủy, lựa chọn loại sơn cao cấp, có khả năng chống bám dính, rơi vữa sẽ giúp vừa dễ vệ sinh, vừa tăng chất lượng và bền màu theo thời gian.
Hạng mục sàn nhà bếp
Nhà bếp là nơi đi lại liên tục của người nội trợ cũng như các thành viên, việc chọn chất liệu sàn nhà bằng đá, gạch hay sàn gỗ là tùy ý thích của mỗi người nhưng chung quy lại phải sạch sẽ và đảm bảo an toàn.
Lựa chọn sàn đá sang trọng, sạch sẽ nhưng dễ trơn trượt. Lựa chọn sàn gỗ thì nền đi êm, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.
Hạng mục hệ thống điện và nước
Hệ thống điện trong nhà bếp có nguy cơ cháy nổ cao nếu không được thiết kế đúng. Vì đây là nơi tập trung nhiều thiết bị điện, sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị mà đường đi không đảm bảo thì cần phải xem xét lại.
Hệ thống đường ống nước sau thời gian dài sử dụng có thể bị rò rỉ, xuống cấp hay hư hỏng. Bạn nên xem xét lại toàn bộ khi có nhu cầu sửa chữa phòng bếp.
Hạng mục trần và lấy sáng
Độ cao trần nhà bếp tối ưu nhất nên là 3 mét để không gian được thông thoáng, các dòng khí lưu thông tốt và không bị ám mùi. Trần thạch sao nên sử dụng thêm sơn bóng chống bám bẩn vừa dễ lau chùi, vừa hắt sáng. Nếu không gian bếp quá nhỏ và tối, trổ cửa sổ hay giếng trời là sự lựa chọn hợp lý giúp hứng sáng tự nhiên.
Hạng mục phụ kiện và thiết bị
Các loại phụ kiện đi kèm bếp và thiết bị sau thời gian dài sử dụng, xuống cấp hay hư hỏng, lỗi thời là điều tất yếu. Nhân dịp cải tạo, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ để lau dọn, sửa chữa hoặc thay mới, đảm bảo các vật dụng đáp ứng đúng chức năng của mình.
Chọn đơn vị thi công xây sửa nhà bếp
Để xây/sửa phòng bếp, nhà bếp một cách có hiệu quả, đầy đủ công năng thì lựa chọn đơn vị thi công uy tín là bước quan trọng đầu tiên bởi những lý do:
- Đơn vị đó sẽ lên thiết kế phòng bếp, nhà bếp cân đối, hài hòa từ phong thủy đến bố cục hài hòa, đảm bảo đầy đủ các tiêu chí.
- Có kinh nghiệm trong việc tính toán chi phí căn bếp, giúp gia chủ dự trù được nguồn chi phí cần có.
- Lựa chọn nguồn vật liệu tốt, giá chất lượng.
- Đảm bảo tiến độ thi công.
- Giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.
Ứng với những lý do trên, lựa chọn dịch vụ xây, sửa phòng bếp tại một công ty chất lượng giúp bạn tránh tình trạng tiền mất tật mang, đem về một căn bếp trong mơ với chi phí phù hợp tài chính.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây/sửa phòng bếp, nhà bếp chuyên nghiệp tại HCM, Hưng Phú Thịnh tự tin đưa ra những phương án tối ưu về công năng và chi phí cho khách hàng tham khảo.
Hưng Phú Thịnh làm đơn vị xây/sửa nhà bếp, phòng bếp mang lại nhiều ưu điểm:
- Có đa dạng phong cách bếp cho khách hàng từ hiện đại, cổ điển hoặc tối giản.
- Đội ngũ kiến trúc sư sáng tạo, kỹ sư có chuyên môn cao, am hiểu sâu kiến thức phong thủy giúp cho căn bếp tránh phạm phải những điều tối kỵ.
- Đội thợ thi công có trách nhiệm cao, nhiệt tình và tâm huyết.
- Nguồn vật tư chất lượng, uy tín và giá cả phải chăng.
- Thời gian bảo hành linh hoạt.
- Dù công trình lớn hay nhỏ đều do Hưng Phú Thịnh phụ trách, không qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Ngoài xây sửa phòng bếp, nhà bếp, Hưng Phú Thịnh còn nổi trội với các công trình lớn như xây nhà trọn gói, biệt thự, villa,… chất lượng có tiếng tại HCM và các tỉnh lân cận.
Hầu hết các công trình mà công ty đảm nhận đều chú trọng các yếu tố phong thủy, sự đối lưu không khí, ánh sáng, góc cạnh,… để mang lại không gian sống hoàn hảo nhất cho khách hàng.
Lựa chọn dịch vụ tại Hưng Phú Thịnh, chúng tôi tự tin mang đến bạn những công trình nhà bếp, phòng bếp chất lượng, đáp ứng đầy đủ công năng với chi phí tối ưu nhất.
Hy vọng với những chia sẻ của Hưng Phú Thịnh sẽ giúp bạn định hình được những hạng mục cần thi công để lên kế hoạch trước khi xây/sửa nhà bếp. Chúc bạn sớm hoàn thành được căn bếp trong mơ.
Là một giám đốc trẻ – người luôn đam mê học hỏi, tôi luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố – biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng.
Với định hướng: “Kiến thiết mỗi ngôi nhà cho khách hàng như đang xây dựng ngôi nhà cho chính mình”, tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ xây dựng của chúng tôi!