x

Báo giá xây nhà phần thô line

ĐƠN GIÁ PHẦN THÔ
bảng báo giá xây nhà phần thô

 

DỊCH VỤ XÂY NHÀ PHẦN THÔUY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Xây dựng nhà ở là một công việc quan trọng và đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng giai đoạn. Trong đó, xây nhà phần thô đóng vai trò nền tảng, giúp tạo dựng kết cấu vững chắc cho ngôi nhà. Tuy nhiên để tự mình đứng ra xây dựng một ngôi nhà thì không hề đơn giản, gia chủ cần phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và rất dễ sảy ra sai sót, phát sinh chi phí không cần thiết.

Hiểu được điều đó, Công ty xây dựng Hưng Phú Thịnh đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến xây dựng phần thô như: Bảng báo giá xây thô và nhân công hoàn thiện, cách tính diện tích xây dựng, những hạng mục xây thô và một số lưu ý quan trọng để Quý khách có thể tham khảo.

Xây nhà phần thô là gì?

Xây nhà phần thô là giai đoạn đầu trong quá trình xây dựng một công trình, bao gồm việc hoàn thiện các hạng mục cấu trúc chính như móng, khung, tường, mái, và hệ thống cơ điện cơ bản (điện, nước). Đây là bước nền tảng trong quá trình xây dựng nhà ở, giúp tạo ra một công trình vững chắc trước khi tiến hành các công đoạn hoàn thiện nội thất, trang trí và lắp đặt các thiết bị.

Cụ thể, xây nhà phần thô bao gồm các công đoạn chính sau:

  • Làm móng: Thi công móng nhà để đảm bảo nền tảng vững chắc cho công trình, giúp chống lại các yếu tố tác động từ bên ngoài như trọng lực, chuyển động của đất, hay các yếu tố môi trường khác.
  • Xây dựng kết cấu: Bao gồm các phần khung thép, cột, dầm, tường bê tông cốt thép, tạo nên phần khung chịu lực chính của ngôi nhà.
  • Xây tường và mái: Xây dựng các bức tường bao quanh ngôi nhà và lắp đặt mái để bảo vệ công trình khỏi các yếu tố thời tiết.
  • Hệ thống điện, nước cơ bản: Lắp đặt đường điện, ống cấp thoát nước, và các hệ thống cần thiết cho công trình trong giai đoạn cơ bản này.
Dịch vụ xây nhà phần thô

Nhân công hoàn thiện là gì?

Nhân công hoàn thiện là đội ngũ thực hiện các công việc cuối cùng để hoàn chỉnh ngôi nhà sau khi phần thô đã hoàn thành, giúp công trình có diện mạo hoàn chỉnh và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Nhà thầu sẽ đảm nhận các hạng mục như ốp lát, sơn tường, lắp đặt hệ thống điện, thiết bị vệ sinh và các công việc hoàn thiện khác.

Ưu, nhược điểm dịch vụ xây nhà phần thô

Dịch vụ xây dựng phần thô là lựa chọn phổ biến giúp chủ nhà có một bộ khung vững chắc, đảm bảo tiến độ và chi phí. Tuy nhiên, dịch vụ này cũng có một số ưu và nhược điểm cần cân nhắc.

Ưu điểm dịch vụ xây thô

Dịch vụ thi công phần thô có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và chủ động hơn trong việc quản lý công trình.

  • Tiết kiệm chi phí xây dựng: Chủ nhà có thể tự lựa chọn vật liệu hoàn thiện theo ngân sách, tránh bị đội giá.
  • Đảm bảo chất lượng kết cấu: Phần thô là bộ khung chính, nếu được thi công đúng kỹ thuật sẽ giúp công trình bền vững, chắc chắn, hạn chế tối đa các vấn đề như sụt lún, nứt tường sau này.
  • Chủ động trong việc hoàn thiện: Chủ đầu tư có thể tự chọn vật liệu, thiết bị nội thất theo sở thích và tài chính. Không bị ràng buộc với một đơn vị duy nhất, có thể thuê đội thi công hoàn thiện riêng.
Ưu điểm dịch vụ xây nhà phần thô

Nhược điểm dịch vụ xây dựng phần thô

Dù có nhiều lợi ích, xây nhà phần thô cũng tồn tại một số hạn chế mà gia chủ cần cân nhắc.

  • Nếu không có bản vẽ thiết kế chi tiết, quá trình thi công có thể thiếu nhất quán, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và công năng sử dụng.
  • Việc làm việc với nhiều đội thầu khác nhau, nếu không chọn được đơn vị uy tín và có chuyên môn, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Quá trình chọn vật tư hoàn thiện có thể gặp khó khăn nếu gia chủ thiếu kinh nghiệm hoặc không có sự tư vấn chuyên môn, dẫn đến việc lựa chọn không phù hợp về chất lượng, phong cách và ngân sách.
  • Chủ đầu tư cần dành nhiều thời gian để tự tìm kiếm, đánh giá và mua vật tư. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, việc này có thể làm chậm tiến độ và ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của ngôi nhà.

Bảng giá xây nhà phần thô tại Hưng Phú Thịnh

Bảng báo giá xây nhà phần thô được Hưng Phú Thịnh cung cấp dưới đây, hy vọng phần nào đó sẽ giúp Quý khách hàng có thể ước lượng được chi phí xây dựng phần thô của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bảng giá được chia làm 3 hạng mục công trình cơ bản:

  • Công trình nhà phố hiện đại: Giá thi công phần thô giao động từ 3.400.000đ/m2 đến 3.600.000đ/m2.
  • Công trình biệt thự hiện đại: Giá xây dựng phần thô giao động từ 3.500.000đ/m2 đến 3.800.000đ/m2.
  • Công trình biệt thự cổ điển: Giá xây dựng nhà phần thô giao động từ 3.800.000đ/m2 đến 4.500.000đ/m2.

Hưng Phú Thịnh – Công ty xây dựng uy tín tại TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi cam kết trong quá trình thi công nếu có bất kỳ hư hỏng do lỗi thi công gây ra, công ty chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm sửa chữa và bồi thường.

Đơn giá xây nhà phần thô hưng phú thịnh

Lưu ý: 

  • Trên đây là báo giá chung còn nếu bạn muốn chi tiết về đơn giá xây nhà thô áp dụng cho từng công trình cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất.
  • Đơn giá xây dựng nhà phần thô phụ thuộc vào diện tích xây dựng, mẫu thiết kế, vị trí thi công và thời điểm xây dựng.

Xem thêm bảng giá xây nhà trọn gói: https://hungphuthinh.vn/bao-gia-xay-nha-tron-goi

Yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà phần thô

Chi phí xây dựng không chỉ phụ thuộc vào diện tích mà còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những yếu tố quan trọng có thể làm thay đổi mức giá thi công.

Thiết kế và quy mô công trình 

Thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chi phí xây dựng. Những công trình có kiến trúc phức tạp như biệt thự hoặc nhà phố nhiều tầng thường có chi phí phần thô cao hơn so với nhà cấp 4 hay công trình đơn giản. 

Điều kiện thi công xây nhà phần thô

Nếu công trình nằm ở khu vực có đường rộng, xe chở vật liệu di chuyển dễ dàng thì chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn. Ngược lại, không gian hạn chế hoặc ảnh hưởng từ nhà xung quanh có thể gây khó khăn, làm tăng chi phí và kéo dài tiến độ. Ngoài ra, thời tiết xấu (đặc biệt là mưa kéo dài) cũng có thể làm chậm tiến độ. 

Chất lượng vật liệu xây dựng

Mỗi công trình sẽ có nhiều lựa chọn về vật tư, từ loại trung bình đến cao cấp. Nếu sử dụng vật liệu tiêu chuẩn do nhà thầu cung cấp, chi phí thường ổn định. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư muốn thay đổi hoặc nâng cấp sang loại vật liệu khác, giá thành có thể biến động tùy theo thị trường. 

Cách tính diện tích của các nhà thầu

Mỗi nhà thầu sẽ có phương pháp tính diện tích khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến đơn giá thi công trên mỗi mét vuông. Ví dụ, một số đơn vị có thể tính diện tích sàn các tầng là 100%, trong khi sân thượng, ban công, móng lại chỉ tính từ 30% – 50%. Cách tính này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về tổng chi phí giữa các đơn vị thi công. 

Uy tín và chất lượng thi công của nhà thầu

Những nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín, sở hữu đội ngũ chuyên nghiệp thường có giá thành cao hơn so với những đơn vị nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là chất lượng công trình đảm bảo, tiến độ ổn định và chế độ bảo hành tốt hơn, giúp gia chủ tránh được những rủi ro về sau.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá xây thô

Các hạng mục trong xây dựng phần thô

Công việc thi công phần thô gồm có: Làm móng, khung sườn, tường, sàn, mái, hệ thống điện nước cơ bản.

Hạng mục móng nhà

Móng nhà là phần kết cấu nằm dưới cùng của công trình, có nhiệm vụ chịu lực và truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất.

Một số loại móng nhà phổ biến hiện nay gồm có: Móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc.

Việc lựa chọn loại móng nào phù hợp cho công trình cần dựa trên nhiều yếu tố như tải trọng công trình, tính chất nền đất, điều kiện thi công… nên cần được tư vấn bởi kỹ sư kết cấu. 

Các loại móng nhà phổ biến:

Loại móng Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm
Móng đơn Là loại móng được đặt dưới chân cột, chịu tải trọng của cột và truyền tải trọng xuống nền đất. Móng đơn có thể có nhiều hình dạng như hình vuông, chữ nhật, hình tròn...
  • Thi công đơn giản chi phí thấp.
  • Phù hợp với nhà có tải trọng nhỏ, nền đất tốt.
  • Khả năng chịu tải thấp.
  • Không phù hợp với nhà cao tầng hoặc nền đất yếu
Móng băng

Là loại móng được đặt dười hàng cột hoặc tường chịu lực, có dạng dải dài liên tục. Móng băng có thể là móng băng 2 phương hoặc móng băng 1 phương. 

  • Khả năng chịu tải tốt hơn móng đơn.
  • Phù hợp với nhà có tải trọng trung bình, nền đất yếu hơn so với móng đơn
  • Thi công phức tạp hơn móng đơn.
  • Chi phí cao hơn móng đơn
Mòng bè Là loại móng được đặt dưới toàn bộ diện tích công trình, có dạng một tấm bê tông cốt thép dày.
  • Khả năng chịu tải cao nhất trong các loại móng.
  • Phù hợp với mọi loại nền đất, kể cả nền đất yếu
  • Thi công phức tạp nhất
  • Chi phí cao nhất
Móng cọc Là loại móng sử dụng cọc để truyền tải trọng của công trình xuống các lớp đất sâu hơn, có khả năng chịu tải rất cao. Móng cọc có thế là móng cọc đơn, móng cọc nhóm hoặc móng cọc bè.
  • Khả năng chịu tải trọng cao.
  • Phù hợp với mọi loại nền đất, kể cả nền đất yếu.
  • Có thể thi công trong điều kiện địa chất phức tạp
  • Thi công cần tính toán tải trọng và kết cấu chính xác.
  • Chi phí cao

Các bước thi công móng cơ bản:

  • Chuẩn bị mặt bằng, vật liệu và nhân công.
  • Đào hố móng đúng kích thước và độ sâu được thiết kế. Loại bỏ lớp đất yếu, rải lớp cát hoặc đá dăm để làm nền móng.
  • Lắp đặt cốp pha theo đúng kích thước và hình dạng của móng. Cố định cốp pha chắc chắn để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
  • Đổ bê tông vào cốp pha một cách cẩn thận, đảm bảo không bị rỗ tổ ong.
  • Tưới nước dưỡng ẩm cho bê tông móng trong 7-10 ngày đầu tiên. Che chắn bê tông móng để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa gió.
  • Sau khi bê tông móng đã đạt cường độ yêu cầu, tiến hành tháo dỡ cốp pha.

Quá trình thi công, làm móng cần được thực hiện một cách cẩn thận và tuân thủ theo đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình.

Khung sườn xây nhà phần thô 

Khung sườn là một hệ thống kết cấu bao gồm các dầm, cột và các thanh giằng được liên kết với nhau để tạo thành một khung chịu lực cho công trình. 

Vật liệu làm khung sườn: 

Phân loại khung sườn Đặc điểm Hướng dẫn thi công khung sườn
Khung sườn bê tông cốt thép Là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để thi công khung sườn. Bê tông cốt thép có khả năng chịu nén tốt nhưng khả năng chịu kéo yếu. Do đó, cần sử dụng thép để tăng cường khả năng chịu kéo cho khung sườn.
  • Thi công dầm, cột và các thanh giằng bằng bê tông cốt thép theo bản vẽ thiết kế.
  • Sử dụng cốp pha để định hình dầm, cột và các thanh giằng.
  • Đổ bê tông vào cốp pha và đầm rung để loại bỏ bọt khí.
  • Dưỡng hộ bê tông theo đúng quy trình.
Khung sườn thép Có khả năng chịu lực cao, cả chịu nén và chịu kéo.
  • Gia công các dầm, cột và các thanh giằng bằng thép theo bản vẽ thiết kế.
  • Lắp dựng các dầm, cột và các thanh giằng bằng bu lông hoặc hàn.
  • Sơn bảo vệ khung thép chống gỉ sét.
Khung sườn gỗ Có thể chịu lực tốt và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, gỗ dễ bị mối mọt, nấm mốc và cần được xử lý bảo quản kỹ càng trước khi sử dụng.
  • Chọn gỗ có chất lượng tốt, không bị mối mọt và nấm mốc.
  • Gia công các dầm, cột và các thanh giằng bằng gỗ theo bản vẽ thiết kế.
  • Lắp dựng các dầm, cột và các thanh giằng bằng mộng hoặc bu lông.
  • Sơn hoặc đánh vecni bảo vệ khung gỗ.

Tường trong xây nhà phần thô

Tường là một cấu trúc thẳng đứng, kiên cố được xây dựng bằng gạch, đá, bê tông hoặc các vật liệu khác.

Tường đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia không gian, chịu lực, bảo vệ và tăng độ thẩm mỹ cho công trình. 

Cách phân loại tường dựa vào vật liệu, kết cấu, vị trí:

Phân loại  Đặc điểm Hướng dẫn thi công
Phân loại theo vật liệu
Tường gạch
  • Sử dụng gạch xây dựng.
  • Chi phí thi công thấp.
  • Chịu tải tốt.
  • Độ bền cao.
  • Chuẩn bị mặt bằng.
  • Lắp đặt cốp pha.
  • Xây từng hàng gạch.
  • Kiểm tra độ phẳng.
  • Điều chỉnh mạch vữa.
  • Hoàn thiện thi công.
Tường bê tông
  • Sử dụng bê tông tươi hoặc bê tông trộn sẵn.
  • Chi phí thi công cao.
  • Chịu tải tốt.
  • Khả năng chống thấm cao.
  • Chuẩn bị mặt bằng.
  • Lắp đặt cốp pha.
  • Thi công bê tông.
  • Dưỡng hộ bê tông.
  • Hoàn thiện thi công.
Tường nhẹ
  • Sử dụng các vật liệu nhẹ như thạch cao, xi măng sợi thủy tinh.
  • Chi phí thi công thấp.
  • Thi công nhanh chóng.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Chuẩn bị mặt bằng.
  • Lắp đặt khung xương.
  • Lắp đặt tấm vật liệu nhẹ.
  • Hoàn thiện thi công.
Phân loại theo kết cấu
Tường chịu lực
  • Chịu tải trọng chính của công trình.
  • Vị trí: tường ngoài, tường ngăn chính.
  • Sử dụng vật liệu có cường độ cao.
  • Thi công theo đúng kỹ thuật.
Tường ngăn
  • Chia nhỏ không gian trong công trình.
  • Vị trí: tường ngăn phòng.
  • Sử dụng vật liệu nhẹ hoặc gạch xây dựng.
  • Thi công đơn giản.
Phân loại theo vị trí
Tường ngoài
  • Tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
  • Yêu cầu cao về khả năng chống thấm, chống dột
  • Sử dụng vật liệu có khả năng chống thấm tốt.
  • Thi công chống thấm kỹ lưỡng
Tường ngăn
  • Chia nhỏ không gian trong công trình.
  • Yêu cầu về khả năng chống thấm thấp hơn tường ngoài.
  • Sử dụng vật liệu thông thường.
  • Thi công chống thấm cơ bản.

Hạng mục Sàn nhà

Sàn là một phần quan trọng của công trình – dự án xây nhà phần thô, được sử dụng để tạo mặt phẳng cho người và đồ đạc di chuyển, đồng thời che chắn phần dưới của công trình. 

Vật liệu lát sàn:

Phân loại sàn theo vật liệu Đặc điểm Hướng dẫn thi công sàn
Sàn gạch men Là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để lát sàn. Gạch men có độ bền cao, dễ lau chùi và có nhiều mẫu mã đẹp mắt.
  • Trát phẳng nền sàn.
  • Lát gạch men theo đúng kỹ thuật.
  • Chà ron gạch men.
Sàn gỗ Gỗ có tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác ấm áp và sang trọng cho không gian. Tuy nhiên, gỗ có giá thành cao và cần được bảo quản kỹ càng.
  • Lắp đặt cốt nền bằng gỗ hoặc ván ép.
  • Lát sàn gỗ theo đúng kỹ thuật.
  • Sơn hoặc đánh vecni bảo vệ sàn gỗ.
Sàn nhựa Vật liệu có giá thành rẻ, dễ thi công và có nhiều mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, sàn nhựa có độ bền không cao bằng gạch men và gỗ.
  • Trát phẳng nền sàn.
  • Lắp đặt sàn nhựa theo đúng kỹ thuật.

Phần mái trong xây dựng phần thô

Mái là phần trên cùng của căn nhà, có chức năng che chắn cho công trình khỏi tác động của thời tiết như mưa, nắng, gió… 

Một số loại mái phổ biến hiện nay: 

Loại mái Đặc điểm Hướng dẫn thi công khung sườn
Mái ngói Là loại mái sử dụng ngói đất nung hoặc ngói bê tông để lợp. Mái ngói có khả năng cách nhiệt tốt, chống thấm nước tốt và có độ bền cao.
  • Lắp đặt khung kèo gỗ hoặc thép.
  • Lợp ngói theo đúng kỹ thuật.
  • Làm máng và ống thoát nước.
Mái bê tông Là loại mái được đổ bê tông trực tiếp trên mái nhà. Mái bê tông có khả năng chống thấm nước tốt, chịu lực tốt và có độ bền cao.
  • Lắp đặt hệ thống cốt thép.
  • Đổ bê tông mái theo đúng kỹ thuật.
  • Chống thấm cho mái.
Mái tôn Là loại mái sử dụng tôn để lợp. Mái tôn có khả năng chống thấm nước tốt, nhẹ và dễ thi công.
  • Lắp đặt khung kèo thép.
  • Lợp tôn theo đúng kỹ thuật.
  • Làm máng và ống thoát nước.

Hệ thống điện, nước cơ bản

Hệ thống cơ điện cơ bản là hệ thống bao gồm các thiết bị điện và nước, được sử dụng để cung cấp điện năng và nước cho công trình. Hệ thống điện nước cơ bản trong hạng mục xây nhà phần thô bao gồm:

Hệ thống điện:

Thiết kế hệ thống điện Thi công hệ thống điện
  • Xác định nhu cầu sử dụng điện của công trình.
  • Lựa chọn loại dây điện, ổ cắm, công tắc phù hợp.
  • Thiết kế hệ thống chiếu sáng.
  • Thiết kế hệ thống chống sét.
  • Lắp đặt dây điện theo đúng kỹ thuật.
  • Lắp đặt ổ cắm, công tắc.
  • Lắp đặt hệ thống chiếu sáng.
  • Lắp đặt hệ thống chống sét.

Hệ thống nước:

Thiết kế hệ thống nước Thi công hệ thống nước
  • Xác định nhu cầu sử dụng nước của công trình.
  • Lựa chọn loại ống nước, phụ kiện phù hợp.
  • Thiết kế hệ thống cấp nước. Thiết kế hệ thống thoát nước.
  • Lắp đặt ống nước theo đúng kỹ thuật.
  • Lắp đặt các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, lavabo, vòi hoa sen,…
  • Lắp đặt hệ thống cấp nước.
  • Lắp đặt hệ thống thoát nước.

Lưu ý khi xây nhà phần thô

Thi công phần thô là giai đoạn nền tảng, quyết định đến độ bền, tính an toàn và chất lượng tổng thể của công trình. Để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ, chủ đầu tư cần chú ý đến các yếu tố sau:

Lựa chọn nhà thầu đáng tin cậy

Chọn được nhà thầu đáng tin cậy là yếu tố then chốt để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt, tiến độ thi công đúng kế hoạch và hạn chế phát sinh chi phí. Trước khi ký hợp đồng, bạn nên tìm hiểu kỹ về năng lực của nhà thầu thông qua đánh giá từ khách hàng trước đó, tham khảo ý kiến người quen hoặc xem xét các công trình họ đã thực hiện. 

Lập kế hoạch thi công chi tiết

Sau khi chọn được đơn vị thi công, việc lập kế hoạch cụ thể là bước không thể bỏ qua. Kế hoạch cần bao gồm danh sách các hạng mục, thời gian hoàn thành từng giai đoạn và ngân sách dự kiến. Việc có kế hoạch rõ ràng giúp bạn chủ động hơn, tránh các tình huống phát sinh ngoài dự tính.

Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng

Vật liệu là yếu tố quan trọng quyết định độ bền của công trình. Do đó, trước khi đưa vào sử dụng, bạn cần kiểm tra nguồn gốc, chất lượng và tính phù hợp của từng loại vật tư. Bạn nên chọn vật liệu từ các thương hiệu uy tín, có chứng nhận kiểm định để đảm bảo độ bền và an toàn cho ngôi nhà.

Tuân thủ quy định xây dựng

Mọi công trình đều phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định do cơ quan chức năng ban hành. Bạn nên đảm bảo nhà thầu thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, kết cấu xây dựng và các thủ tục pháp lý liên quan để tránh rủi ro pháp lý về sau.

Giám sát quá trình thi công

Thường xuyên kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình giúp bạn phát hiện sớm những sai sót hoặc vấn đề cần điều chỉnh. Nếu phát sinh sự cố, bạn có thể kịp thời trao đổi với nhà thầu để đưa ra hướng xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung. 

Nghiệm thu công trình

Sau khi hoàn thành phần thô, bước nghiệm thu là cần thiết để đánh giá chất lượng thi công. Chủ đầu tư nên kiểm tra kỹ từng hạng mục, đảm bảo công trình đạt yêu cầu trước khi chuyển sang giai đoạn hoàn thiện. Chủ đầu tư cần yêu cầu nhà thầu khắc phục ngay nếu có sai sót để tránh ảnh hưởng đến các công đoạn sau.

Cách tính diện tích xây dựng phần thô 2025

  • Phần móng băng: Tính 50% diện tích đất.
  • Phần móng cọc: Tính 30% – 50% diện tích đất.
  • Tầng trệt: Tính 100% diện tích xây dựng tầng trệt.
  • Tầng, lầu 1, 2, 3…:Tính 100% diện tích tầng, lầu 1, 2, 3,…
  • Tầng mái bê tông cốt thép, sân thượng: Tính 50% diện tích xây dựng diện tích mái, sân thượng.
  • Mái tôn: Tính 30% diện tích xây dựng mái (Bao gồm tôn + xà gồ).
  • Mái xà gồ lợp ngói tính 50% diện tích xây dựng mái (Bao gồm ngói lợp + xà gồ).
  • Mái bê tông xà gồ lợp ngói tính 100% diện tích xây dựng mái (Bao gồm ngói lợp + xà gồ).
  • Phần diện tích có mái che: Tính 100% diện tích (mặt bằng trệt, lửng, lầu, sân thượng có mái che).
  • Phần diện tích không có mái che, ngoại trừ sân trước và sân sau: tính 50% diện tích (sân thượng không mái che, sân phơi, mái BTCT, lam BTCT).
  • Tầng hầm có độ sâu từ 1.0 đến 1.3 m so với code vỉa hè: Tính 150% diện tích sàn tầng trệt.
  • Tầng hầm có độ sâu từ 1.3 đến 1.7 m so với code vỉa hè: Tính 170% diện tích sàn tầng trệt.
  • Tầng hầm có độ sâu từ 1.7 đến 2 m so với code vỉa hè: Tính 200% diện tích sàn tầng trệt.
  • Tầng hầm có độ sâu lớn hơn 2.0 m so với code vỉa hè: Tính 250% diện tích sàn tầng trệt.

Lưu ý:

  • Phần tính móng chưa bao gồm đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt. Nếu chủ đầu tư yêu cầu tính bù giá 350.000 đ/m2 (sắt phi 8@200, 1 lớp, bê tông đá 1×2 M250 dày 6 – 8cm).
  • Đơn giá thi công phần thô chưa tính chi phí ép cọc. 

Cách tính giá xây nhà phần thô 2025

Để giúp quý khách hiểu rõ hơn cũng như dễ dàng dự trù chi phí xây dựng nhà hơn, hãy cùng tham khảo ví dụ mà xây dựng Hưng Phú Thịnh về “Chi phí xây dựng phần thô nhà phố 3 tầng 4mx18m”.

Khách hàng có một miếng đất diện tích 4mx18m, xây dựng 1 trệt, 2 lầu, sân trước chừa 3m, ban công các lầu 1,2m, thi công móng cọc, mái đổ bê tông.

Ví dụ như đơn giá xây nhà phần thô tại thời điểm hiện tại nếu mặt bằng thi công thuận lợi là 3,200,000đ/m2 thì cách tính diện và chi phí là:

  • Phần cọc: Tùy khu vực phải khảo sát mới có báo giá chính xác.
  • Phần móng: 72m2 x 50% = 36m2 x 3,200,000đ/m2 = 115,200,000đ.
  • Tầng trệt: 60m2 x 100% = 60m2 x 3,200,000đ/m2 = 192,000,000đ.
  • Phần sân trước: 12m2 x 50% = 6m2 x 3,200,000đ/m2 = 19,200,000.
  • Lầu 1: 64.8m2 x 100% = 64.8m2 x 3,200,000đ/m2 = 207,360,000đ.
  • Lầu 2: 64.8m2 x 100% = 64.8m2 x 3,200,000đ/m2 = 207,360,000đ.
  • Phần mái: 64.8m2 x 50% = 32.4m2 x 3,200,000đ/m2 = 103,680,000đ.

--> Vậy chi phí ước lượng cho xây nhà phố phần thô, nhân công hoàn thiện 3 tầng 4mx18m là: 844,800,000đ (Tám trăm bốn bốn triệu tám trăm ngàn đồng).

Trên đây là cách tính chi phí xây dựng phần thô cho một ngôi nhà cơ bản, Quý khách hàng có thể áp dụng để dự toán chi phí cho ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên thì có một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trên ví dụ diện tích nhỏ, đường hẻm nhỏ, mặt bằng khó thi công cần tư vấn và báo giá cụ thể hơn.

Quý khách hàng liên hệ tới Hotline: 0975.09.7777 (Mr. Duẩn) để được tư vấn và báo giá chính xác nhất!

Quy trình thi công phần thô tại Hưng Phú Thịnh 

Là một trong những đơn vị thi công các công trình biệt thự, nhà phố,…Hưng Phú Thịnh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý khách hàng đã tin tưởng hợp tác cũng như đồng hành cùng công ty trong thời gian qua.

Chúng tôi luôn tuân thủ quy trình rõ ràng, chuẩn mực khi làm việc với khách hàng, cụ thể:

  • Tiếp nhận thông tin của khách hàng về nhu cầu xây dựng, vị trí, diện tích, chi phí đầu tư tương ứng,…
  • Lên lịch hẹn gặp và tiến hành khảo sát tư vấn trực tiếp cho khách hàng.
  • Nắm bắt, phân tích nhu cầu và lập phương án thiết kế, thi công.
  • Đưa ra thiết kế kiến trúc sơ bộ.
  • Lập bảng báo giá chính thức đến khách hàng.
  • Ký kết hợp đồng thoả thuận xây dựng nhà.
  • Thiết kế bản vẽ thi công chi tiết và tiến hành xin phép xây dựng.
  • Thực hiện thi công và giám sát công trình.
  • Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình các giai đoạn thi công.
  • Nghiệm thu đợt cuối và bàn giao nhà cho khách hàng.
  • Bảo hành và chăm sóc khách hàng sau thi công.

Hưng Phú Thịnh nhà thầu hơn 10 năm kinh nghiệm

Lựa chọn một đơn vị thi công uy tín không chỉ giúp đảm bảo chất lượng công trình, mà còn mang lại sự yên tâm trong suốt quá trình xây dựng. Hưng Phú Thịnh tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, chính sách bảo hành minh bạch và năng lực thi công vượt trội.

Hưng Phú Thịnh cam kết

Dù là xây nhà phần thô, hay xây nhà trọn gói thì Hưng Phú Thịnh đều đảm bảo những tiêu chí về chất lượng, thẩm mỹ, cam kết uy tín cùng mức giá phù hợp, mong muốn làm hài lòng quý khách hàng.

Sau đây là 10 điều cam kết khi khách hàng lựa chọn chúng tôi làm đơn vị thi công, báo giá xây dựng phần thô.

  • Tư vấn, khảo sát, báo giá,.. chi tiết, tận tâm.
  • Không bán thầu, trực tiếp thi công.
  • Minh bạch trong vật liệu xây dựng, đảm bảo giá cả và chất lượng tốt nhất.
  • Cam kết đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, trình độ năng lực chuyên môn cao nhằm đem đến cho khách hàng những công trình đẹp, chắc chắn với thời gian.
  • Giám sát thi công chặt chẽ, nghiệm thu theo từng giai đoạn.
  • Cam kết hỗ trợ pháp lý đầy đủ, hạn chế phát sinh chi phí tối đa cho chủ đầu tư.
  • Cam kết bảo hành nhanh chóng, có mặt kịp thời khi khách có yêu cầu về sự cố.
  • Cam kết đúng thời gian: Đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất, đúng theo thiết kế và phong cách, nhu cầu của khách hàng.
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng, lắng nghe ý kiến và hỗ trợ  khách hàng tận tâm.
  • Đảm bảo thương hiệu uy tín, giá cả hợp lý, dịch vụ chuyên nghiệp.

Chính sách bảo hành Hưng Phú Thịnh 

Đối với dịch vụ xây nhà phần thô, Hưng Phú Thịnh cam kết bảo hành kết cấu công trình trong 60 tháng, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và độ bền vững cho ngôi nhà.

Quy định thi công xây nhà phần thô theo luật

Cần tuân thủ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình chất lượng trong quá trình thi công phần thô để đảm bảo chất lượng, tính hợp pháp của công trình.

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

  • Quy định về các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
  • Quy định về quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng.
  • Quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng.

Nghị định số 15/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Xây dựng:

  • Quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục cấp phép xây dựng.
  • Quy định chi tiết về quản lý chất lượng công trình.
  • Quy định chi tiết về an toàn lao động trong xây dựng.

Thông tư số 02/2016/TT-BXD hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP:

  • Hướng dẫn chi tiết về việc lập hồ sơ, thủ tục cấp phép xây dựng.
  • Hướng dẫn chi tiết về việc kiểm tra chất lượng công trình.
  • Hướng dẫn chi tiết về việc đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng.

Thời gian thi công xây nhà phần thô là bao lâu?

Loại công trình Thời gian thi công phần thô
Công trình 2 – 3 tầng, hẻm lớn hơn 5m 2.5 – 3 tháng.
Công trình 3 – 4 tầng, hẻm lớn hơn 5m 3.5 – 4 tháng.
Công trình 4 – 5 tầng, hẻm lớn hơn 5m 4 – 5 tháng.
-> Những trường hợp khác quý khách hàng nên liên hệ với Hưng Phú Thịnh để nắm bắt chính xác thời gian thi công.

Lưu ý: Thời gian thi công còn phụ thuộc vào điều kiện thi công thực tế.

Trong trường hợp nếu quý khách muốn cắt giảm thời gian thi công xuống sớm hơn dự kiến thì phải trao đổi rõ yêu cầu để tiến tới bàn bạc cũng như thúc đẩy quá trình thi công để hoàn thành đúng thời gian mong muốn. 

3 tiêu chuẩn ngành xây dựng khi xây nhà phần thô

Thi công phần thô tại Việt Nam cần tuân theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và độ bền cho công trình. Dưới đây là một số tiêu chuẩn quan trọng nhất:

Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN)

  • TCVN 4453:2019: Quy chuẩn xây dựng công trình dân dụng – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép quy định các yêu cầu về vật liệu, thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong công trình dân dụng.
  • TCVN 5038:2007: Quy chuẩn xây dựng công trình xây gạch: Quy định các yêu cầu về vật liệu, thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với công trình xây gạch.
  • TCVN 9125:2005: Quy chuẩn xây dựng công trình thép: Quy định các yêu cầu về vật liệu, thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với công trình thép.
  • TCVN 9377:2012: Quy chuẩn xây dựng móng và nền móng: Quy định các yêu cầu về điều tra địa chất công trình, thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với móng và nền móng công trình.
  • TCVN 9979:2015: Quy chuẩn xây dựng mái và lớp phủ mái: Quy định các yêu cầu về vật liệu, thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với mái và lớp phủ mái công trình.

Tiêu chuẩn địa phương

Ngoài các tiêu chuẩn quốc gia, một số địa phương cũng có thể ban hành các tiêu chuẩn riêng về thi công phần thô phù hợp với điều kiện địa phương.

Ví dụ, tại Thành phố Hồ Chí Minh, có Quy chuẩn xây dựng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (QCVN TP.HCM) quy định các yêu cầu về thi công phần thô cho các công trình trong địa bàn thành phố.

Tiêu chuẩn của chủ đầu tư

Chủ đầu tư cũng có thể ban hành các tiêu chuẩn riêng về thi công phần thô cho công trình của mình.

Các tiêu chuẩn này có thể dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn địa phương hoặc các yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư.

Để đảm bảo chất lượng, an toàn và độ bền cho công trình, thi công phần thô cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Móng công trình: Móng công trình phải được thiết kế và thi công theo đúng tải trọng của công trình, đảm bảo khả năng chịu lực và chống lún.
  • Bê tông: Bê tông phải được trộn và đổ theo đúng tỷ lệ và quy trình, đảm bảo cường độ và độ bền.
  • Thép: Thép phải có đúng mác, đảm bảo chất lượng và được hàn theo đúng kỹ thuật.
  • Xây gạch: Gạch phải được xây đúng cách, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ.
  • Mái nhà: Mái nhà phải được thiết kế và thi công theo đúng kỹ thuật, đảm bảo khả năng chống thấm, chống dột và chịu lực. 

Hình ảnh thi công phần thô của Hưng Phú Thịnh

Hưng Phú Thịnh luôn đảm bảo với khách đúng chất lượng và tiến độ của công trình từ vật tư cho đến kỹ thuật và xây dựng. Mọi quá trình và tiến độ xây dựng phần thô các công trình đều có kỹ thuật theo sát, kiểm tra và báo cáo cho gia chủ. Ngoài tiến độ và chất lượng công trình thì quá trình làm việc và an toàn trong lao động luôn được chúng tôi thực hiện và bảo đảm tốt nhất cho anh em thợ, gia chủ và công trình.

hình ảnh thi công phần thô Hưng Phú Thịnh

Một số câu hỏi về xây nhà phần thô

Xây dựng phần thô quyết định trực tiếp đến chất lượng công trình, cho nên việc lựa chọn một công ty xây dựng uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo ngôi nhà được xây dựng chắc chắn và đẹp. Ngoài ra thì các đơn vị này cũng lên dự toán các chi phí xây dựng phần thô bao gồm vật liệu, đơn giá thi công để hạn chế tối đa việc phát sinh các chi phí.

Tại sao cùng quy mô nhưng đơn giá lại khác nhau?

Đơn giá thi công phần thô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích xây dựng, loại vật tư, số lượng hạng mục thi công, độ uy tín của nhà thầu và chính sách bảo hành. Gia chủ nên so sánh kỹ hợp đồng, chất lượng dịch vụ và đánh giá từ khách hàng trước khi lựa chọn nhà thầu.

Nên chọn loại móng nào khi xây nhà phần thô?

Tùy vào nền đất và quy mô công trình mà có thể sử dụng các loại móng khác nhau:

  • Móng đơn: Tiết kiệm chi phí, phù hợp nền đất cứng và công trình nhỏ.
  • Móng băng: Độ lún đều, phù hợp nhà từ 4 tầng trở xuống.
  • Móng bè: Dành cho nền đất yếu, giúp phân bổ tải trọng tốt hơn.
  • Móng cọc: Chịu tải cao, phù hợp nhiều loại công trình.

Nên dùng bê tông tươi hay bê tông trộn tay?

Bê tông tươi đảm bảo chất lượng đồng đều, tiện lợi, giúp rút ngắn thời gian thi công. Trong khi đó, bê tông trộn tay dễ kiểm soát nhưng tốn nhân công và có nguy cơ sai lệch tỷ lệ. Nếu có điều kiện, nên ưu tiên sử dụng bê tông tươi để đảm bảo chất lượng công trình.

Quy mô công trình nào được áp dụng đơn giá trên theo m2?

  • Công trình có diện tích xây dựng từ 50m2 trở lên.
  • Công trình có tổng diện tích từ 200m2 trở lên (Tổng diện tích sàn xây dựng).
  • Công trình có đường hẻm từ 5m (xe tải 5m3 ra vào được).
  • Mặt bằng tập kết vật tư thuận lợi.

Khi nào nên liên hệ trực tiếp nhà thầu để lên dự toán chi tiết?

  • Công trình diện tích xây dựng một sàn nhỏ hơn 50m2.
  • Có tổng diện tích xây dựng nhỏ hơn 200m2 (Tổng diện tích sàn xây dựng).
  • Có đường hẻm nhỏ hơn 5m (xe 5m3 không ra vào được).
  • Mặt bằng tập kết vật tư không thuận lợi. 

Đơn giá xây dựng phần thô nhà khi nào thay đổi?

  • Diện tích xây dựng nhỏ.
  • Tổng diện tích nhỏ.
  • Đường vào công trình nhỏ hơn 5m.
  • Điều kiện thi công khó khăn.
  • Dạng công trình (Nhà phố, biệt thự hiện đại, biệt thự cổ điển).

Với tất cả những thông tin trên về báo giá xây dựng phần thô trên hy vọng sẽ giúp quý khách hàng hiểu và hình dung được những gì mình cần chuẩn bị trước khi kiến tạo ngôi nhà tương lai và phù hợp với tài chính của gia đình mình. Đối với dịch vụ xây nhà phần thô của Hưng Phú Thịnh, khi bạn không hài lòng về bất cứ một hạng mục nào chúng tôi sẽ sửa chữa hạng mục đó và chịu toàn bộ chi phí phát sinh.

Nếu bạn đang tìm đơn vị để thi công phần thô nhà ở hoặc thi công trọn gói, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0975.09.7777 Duẩn để được tư vấn miễn phí và báo giá tốt nhất. Là một đơn vị thi công – được xây dựng lâu năm và có uy tín trong lĩnh vực xây dựng, Hưng Phú Thịnh luôn mang đến cho Quý khách hàng những công trình chất lượng, có giá trị thẩm mỹ cao với chi phí tối ưu.

VẬT TƯ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỤNG

Xây nhà trọn gói gồm 2 thành phần vật tư chính cấu thành nhà hoàn thiện: Vật tư xây dựng phần thô, vật tư hoàn thiện. Một số loại vật tư phần thô trong báo giá dịch vụ xây dựng nhà trọn gói mà Hưng Phú Thịnh sử dụng như: Cát, xi măng, gạch, sắt thép, đá, vật liệu chống thấm, ống nước, dây điện,…Hưng Phú Thịnh chú trọng đến sự bền vững của công trình, nên chúng tôi quy định vật tư sử dụng cho thi công xây dựng phần thô là 1 loại duy nhất và áp dụng cho toàn bộ công trình mà chúng tôi triển khai thi công.

LƯU Ý:LƯU Ý:
  • Giá xây nhà phần thô trên đây chỉ áp dụng cho các dự án nhà ở, nhà phố có tổng diện tích từ 200m2 và đường hẻm vận chuyển vật tư từ 5m trở lên.
  • Đối với dự án có tổng diện tích xây dựng nhỏ hơn 200m2, đường hẻm hẹp – nhỏ hơn 5m hoặc yêu cầu về kỹ thuật cao hơn như biệt thự tân cổ điển, biệt thự cổ điển,…. thì đơn giá có thể cao hơn.
  • Để có thể nhận được một báo giá xây nhà trọn gói cụ thể, chi tiết và chính xác hơn thì Hưng Phú Thịnh khuyến khích chủ đầu tư nên liên hệ trực tiếp tới Hotline của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.
  • Những vật tư, vật liệu mà Hưng Phú Thịnh sử dụng trong suốt quá trình xây dựng đều là những vật tư chất lượng của các thương hiệu uy tín trên thị trường và ghi rõ trong hợp đồng ký kết. 
MỘT SỐ DỰ ÁN NỔI BẬT line
CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH
& CHI PHÍ CHI PHÍ XÂY DỰNG TRỌN GÓI

Với hình ảnh bên dưới bạn có thể mô phỏng cách thức tính diện tích, sau đó so sánh với đơn giá từ đó tính được chi phí xây nhà trọn gói cho mình. Khi xây nhà thì còn có một loại chi phí khác đó là phí ép cọ bê tông hay ép cừ tràm, với loại phí này thì chúng tôi sẽ báo giá riêng sau khi nắm được quy mô xây, diện tích cũng như công năm của ngôi nhà.

Cách tính chi phí xây dựng cụ thể Ví dụ cách tính chi phí: Nhà như hình trên có diện tích xây dựng là 5m*16m, xây dựng theo gói vật tư khá.

  • Phần móng cọc. 80m2*3.500.000đ*50% = 140.000.000đ
  • Tầng trệt. 80m2*5.350.000 = 428.000.000đ
  • Lầu 1, ban công đua ra 1,2m. 86m2*5.350.000đ = 460.000.000đ
  • Lầu 2, ban công đua ra 1,2m. 86m2*5.350.000đ = 460.000.000đ
  • Tum che thang xd 4m dài. 4m*5m*5.350.000đ = 107.000.000đ
  • Sân thượng + ban công đua 1,2m. 66m2*5.350.000đ*50% = 176.000.000đ
  • Mái ngói khung kèo thép. 20m2*50%*3.500.000đ = 35.000.000đ

Tổng chi phí xây dựng nhà trọn gói = 1.806.000.000đ (một tỷ tám trăm linh sáu triệu đồng).

THỜI GIAN HOÀN THÀNH

  • Công trình có diện tích <70m2, quy mô xây dựng <3 lầu thời gian 2,5-3 tháng.
  • Công trình 3,5-4 lầu hẽm >4m thời gian 3-4 tháng.
  • Công trình 4-5 lầu hẽm > 4m thời gian 4-5 tháng.
  • Các công trình có diện tích và quy mô lớn hơn chúng tôi sẽ cập nhật tiến độ trực tiếp trong hợp đồng xây dựng.

CAM KẾT HƯNG PHÚ THỊNH

Một trong những lợi ích của dịch vụ xây nhà trọn gói đó chính là việc đảm bảo tiến độ thi công nhà theo đúng kế hoạch. Việc làm này không chỉ giúp gia chủ yên tâm mà còn hạn chế được các phát sinh.

Các công ty xây nhà trọn gói uy tín sẽ lập kế hoạch thi công và cam kết tiến độ theo đúng thời gian 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Chính nhờ quy trình làm việc bài bản và sự quản lý chuyên nghiệp sẽ hạn chế vấn đề có thể xảy ra. Và ngay cả trong trường hợp có sự cố cũng được xử lý sự cố một cách kịp thời.

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

  • Sau mỗi công trình xây dựng, hầu hết các công ty xây dựng trọn gói sẽ cung cấp chế độ bảo hành với thời gian kéo dài tùy thuộc vào từng công trình thực tế.
  • Điều này không chỉ giúp gia chủ yên tâm hơn mà còn đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng dịch vụ.
  • Khi có sự cố phát sinh, gia chủ có thể liên hệ trực tiếp với nhà thầu xây dựng để được khắc phục mà không lo lắng về các khoản chi phí phát sinh.
CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG
NGUYỄN DUY DUẨN
NGUYỄN DUY DUẨN

"Tôi là người luôn đam mê học hỏi, luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố, biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng". (Chia sẻ của Giám đốc Nguyễn Duy Duẩn).

NGUYỄN DUY DUẨN