Nổi bật với sự sang trọng, tinh tế, phong cách Bán cổ điển được ví như “nàng thơ” nhẹ nhàng với nét đẹp tinh xảo. Các chi tiết trong không gian Bán cổ điển được khắc họa bởi những đường nét kiến trúc, chất liệu nội thất hài hòa giữa phong cách cổ điển pha lẫn hiện đại, đẳng cấp nhưng vẫn ấm áp và nhẹ nhàng.
Vậy phong cách Bán cổ điển là gì, đặc trưng phong cách này ra sao? Cùng Hưng Phú Thịnh tìm hiểu để có thêm sự lựa chọn hoàn hảo nhé!
Phong cách Bán cổ điển (Neo Classic Style) lấy cảm hứng từ thiết kế cổ điển phương Tây pha trộn hài hòa với các nét hiện đại tạo ra một không gian với bản sắc riêng biệt.
Khác với phong cách Tân cổ điển phân bổ sự hiện đại và cổ điển song song 50% - 50% thì phong cách này có sự hiện đại chiếm ưu thế hơn với 70% hoặc 80%, phần cổ điển chỉ chiếm 20 - 30% tùy thuộc nhu cầu khách hàng và sự phân bổ của Kiến trúc sư.
Phong cách Bán cổ điển được xây dựng dựa trên một vài yếu tố kiến trúc đặc trưng như trụ cột, hình khối, hình hộp hoặc các chi tiết trang trí có sự tỉ mỉ và tinh xảo như hoa văn, họa tiết, đường nét uốn lượn,... Nhà mang phong cách Bán cổ điển thường mang đậm “tinh thần” sang trọng, thanh lịch nhưng luôn tạo ra cảm giác ấm áp và thân thiện trong không gian sống.
Mỗi một phong cách kiến trúc có những đặc trưng khác nhau, làm nổi bật tinh thần cũng như thể hiện được cái “hồn” mà phong cách đó mang lại. Do đó, để kiến tạo một không gian Bán cổ điển thực thụ, cần tuân thủ theo những đặc trưng sau:
Màu sắc chủ đạo của phong cách Bán cổ điển ưu tiên các gam màu kem, vàng kem và màu trắng nhằm gợi sự sang trọng, ấm cúng và tạo cảm giác thân thuộc và gần gũi cho không gian. Tuy nhiên, một vài sự phá cách với các gam màu trầm, tối như đen, xám, nâu, đỏ, xanh navy,... cũng giúp gia chủ thể hiện sự cá tính, nét khác biệt mà vẫn giữ được đẳng cấp và quyền quý.
Một trong những đặc trưng tạo nên sự ấn tượng của phong cách Bán cổ điển là họa tiết và hoa văn uốn lượn, cực kỳ chi tiết, tỉ mỉ và độc đáo. Chính vì vậy mà không gian luôn toát lên được sự gợi cảm và “hấp dẫn”.
Phong cách Bán cổ điển thường lựa chọn những chất liệu có giá trị và độ bền cao như đá hoa cương, gỗ tự nhiên, kim loại, thủy tinh... làm toát nên sự sang trọng. Một số đồ nội thất ứng dụng những vật liệu hiện đại đều lựa chọn loại cao cấp như da, bọc nỉ, bọc nhung,... để giúp không gian trở nên cân đối, vừa đẳng cấp nhưng vẫn mang phong thái nhã nhặn và tinh tế đặc trưng.
Phong cách Bán cổ điển là sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại nên không thể thiếu các đường chỉ phào và đường trang trí ở trần tường.
Tuy nhiên những đường chỉ phào chỉ là những đường thẳng đơn giản, thanh thoát tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian chứ không uốn lượn và cầu kỳ như trong phong cách cổ điển.
Không yêu cầu sự đối xứng và cân bằng gần như tuyệt đối như trong phong cách cổ điển, phong cách Bán cổ điển có thể ứng dụng quy tắc trên hoặc thỏa thích bố trí nội thất mà không theo một quy luật nào. Bởi thực tế, phong cách này đã được “hiện đại hóa” hơn rất nhiều so với tên gọi.
Nội thất Bán cổ điển thường chú trọng đến chất liệu, mang thiết kế gọn gàng, kiểu dáng đơn giản nhưng vẫn tinh tế. Bên cạnh đó, phong cách này thường tạo điểm nhấn và sự ấn tượng vào các vật dụng trang trí như tác phẩm nghệ thuật, bình hoa, đèn treo, đồng hồ,...
Trang trí phòng khách theo phong cách Bán cổ điển là sự lựa chọn tuyệt vời giúp không gian sống trở nên đẳng cấp, tinh tế và sang trọng.
Để thể hiện đúng giá trị mà phong cách mang lại, phòng khách Bán cổ điển nên chú trọng các chi tiết sau:
Khu vực phòng bếp ngoài chú trọng các chất liệu của nội thất thì nên tạo điểm nhấn bằng các chi tiết ánh đồng, ánh kim loại để thu hút ánh nhìn, đồng thời tạo cảm giác ấm cúng cho toàn bộ căn phòng. Lựa chọn nội thất phòng bếp Bán cổ điển nên ưu tiên:
Diện tích phòng ngủ Bán cổ điển đòi hỏi sự rộng rãi và thông thoáng, có thể tích hợp cả phòng thay đồ vào trong khu vực này. Không gian phòng ngủ Bán cổ điển được tạo điểm nhấn và thu hút bằng các mảng đầu giường pha lẫn nét hiện đại và cổ điển.
Bên cạnh đó, đồ nội thất giường ngủ, bàn trang điểm, thảm trải sàn, tủ quần áo,... nên được sử dụng chất liệu cao cấp đi kèm các đường nét uốn cong lượn để tạo ra phong thái sang trọng nhưng vẫn tinh tế và nhã nhặn.
Để kiến tạo nên một ngôi nhà theo phong cách Bán cổ điển thực thụ, khi thiết kế và thi công cần nắm vững những lưu ý quan trọng sau đây:
Mẫu 1: Phòng khách kết hợp bếp ăn đầy sang trọng và tinh tế với gam màu xám trắng chủ đạo.
Mẫu 2: Phòng khách Bán cổ điển “lịch lãm” như một quý ông sang trọng với các chất liệu cao cấp.
Mẫu 3: Sử dụng tone trắng kem chủ đạo, không gian phòng khách hiện ra khá tinh tế và nhã nhặn.
Mẫu 4: Cách kết hợp đầy hài hòa giữa các gam màu đối lập tạo nên một không gian phòng khách đẳng cấp.
Mẫu 5: Không gian phòng khách Bán cổ điển với bố cục đối xứng và cân bằng hoàn hảo.
Mẫu 6: Tông màu cam đất, trắng và đen kết hợp hài hòa tạo ra một không gian phòng khách Bán cổ điển ấn tượng, đẳng cấp.
Mẫu 7: Phòng khách Bán cổ điển với những đường gờ tường, chỉ phào nhấn nhá khá đặc trưng tinh tế, thanh lịch.
Mẫu 8: Bố cục kiến trúc và nội thất được sắp xếp vô cùng hài hòa giúp không gian nhân đôi sự sang trọng và thanh lịch vốn có.
Mẫu 9: Nội thất mạ đồng là điểm nhấn ấn tượng cho không gian phòng khách Bán cổ điển.
Mẫu 1: Phòng bếp tinh tế với sự kết hợp hài hòa giữa các gam màu trắng, xám và ánh vàng.
Mẫu 2: Không gian bếp cực kỳ sang trọng, tạo điểm nhấn bởi tranh và đá ốp bếp họa tiết trừu tượng bắt mắt.
Mẫu 3: Cách phối màu trung tính ấn tượng tạo ra không gian bếp đẳng cấp, thu hút người nhìn ngay từ những ánh mắt đầu tiên.
Mẫu 4: Cách phối hợp khéo léo vật liệu xây dựng và nội thất mang đậm phong cách Bán cổ điển đã giúp căn bếp trở nên nổi bật, sang trọng và vô cùng đẳng cấp.
Mẫu 5: Gam màu trắng, xanh xám kết hợp đầy ăn ý với nội thất ánh đồng, tạo ra không gian ấn tượng, sang trọng nhưng vẫn nhẹ nhàng.
Mẫu 6: Không gian bếp sử dụng vật liệu ánh vàng kim loại tăng kích ứng đến thị giác, thu hút ánh nhìn của người đối diện. Đồng thời tạo cảm giác ấm cúng và thân quen.
Mẫu 1: Phòng ngủ Bán cổ điển với gam trắng khá đơn giản nhưng không làm mất đi sự sang trọng.
Mẫu 2: Không gian phòng ngủ Bán cổ điển tích hợp với khu vực thay đồ.
Mẫu 3: Cách phối hợp khéo léo những mảng màu xanh, đỏ mận tạo nên một không gian ngủ Bán cổ điển ấn tượng và thu hút.
Mẫu 4: Cách đi màu thông minh và tinh tế giữa các mảng tường, rèm cửa, đồ nội thất, tranh trang trí và đèn treo làm không gian phòng ngủ Bán cổ điển thêm phần đồng điệu và tinh tế.
Mẫu 5: Phòng ngủ Bán cổ điển với gam kem be chủ đạo vô cùng sang trọng.
Mẫu 6: Các vật liệu cao cấp được sắp xếp độc đáo, tạo nên một không gian phòng ngủ Bán cổ điển đặc trưng.
Mẫu 7: Không gian phòng ngủ rộng rãi với tông trung tính chủ đạo cực kỳ đẳng cấp.
Xây nhà theo phong cách Bán cổ điển tuy cơ bản nhưng dễ nhầm lẫn với phong cách Tân cổ điển, nếu không nắm rõ đặc trưng trong thiết kế kiến trúc cũng như kinh nghiệm sẽ không thể thả “hồn” và đem đến giá trị vốn có của phong cách vào trong không gian.
Chính vì vậy, lựa chọn các đơn vị xây dựng lâu năm và chuyên nghiệp là ưu tiên hàng đầu của các gia chủ yêu thích phong cách trên.
Với nhiều năm hoạt động trong ngành xây dựng, “chinh chiến” qua nhiều phong cách kiến trúc, Hưng Phú Thịnh tự tin giúp khách hàng sở hữu những ngôi nhà đảm bảo thẩm mỹ, công năng và đúng tinh thần.
Lý do nên lựa chọn Hưng Phú Thịnh:
Trên đây là những thông tin về phong cách nội thất bán cổ điển mà Hưng Phú Thịnh chia sẻ, hy vọng giúp khách hàng hiểu rõ hơn về phong cách này. Cần tư vấn xây dựng nhà trọn gói, liên hệ Hưng Phú Thịnh ngay để được hỗ trợ tận tình và chu đáo nhé!
"Tôi là người luôn đam mê học hỏi, luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố, biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng". (Chia sẻ của Giám đốc Nguyễn Duy Duẩn).
Chi phí xây dựng nhà 2 tầng 100m2 là mối quan tâm của nhiều gia chủ khi lên kế hoạch xây nhà cho gia đình 4-5 người. Để tránh phát sinh ngoài dự tính...
Tổng chi phí xây nhà xưởng 300m2 có thể dao động từ 510 triệu đến 720 triệu đồng, đơn giá này còn tùy thuộc vào vật liệu, kết cấu, thời điểm và đơn vị thi công.
Chi phí xây nhà xưởng 200m2 là mối quan tâm hàng đầu khi nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp ngày càng tăng. Việc dự trù kinh phí hợp lý giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách...
Chi phí xây nhà xưởng 1000m2 là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi lên kế hoạch xây dựng. Việc dự trù ngân sách chính xác giúp tối ưu chi phí....