Vậy Phong cách Tối Giản (Minimalism) là gì, mang những đặc trưng nào và xu hướng thiết kế kiến trúc - nội thất theo phong cách này hiện nay ra sao? Cùng Hưng Phú Thịnh tìm hiểu nhé!
Đúng như tên gọi, nhà phong cách Tối Giản (Minimalism) được hiểu là tối giản hóa mọi thứ từ trong thiết kế đến đồ dùng nội thất,....
Phong cách này được ra đời và phát triển những năm 1960 - 1970 tại phương Tây. Cho đến ngày nay, Minimalism đang trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới và được ứng dụng cao trong kiến trúc và nội thất.
Phong cách Tối Giản (Minimalism) được hiểu là tối giản hóa mọi thứ từ trong thiết kế đến đồ dùng nội thất
Phong cách Tối Giản hướng đến sự độc đáo, đơn giản hóa mọi chi tiết, đường nét nhưng hoàn toàn không đơn điệu. Ngược lại thể hiện sự hiện đại, tinh tế và đem lại cảm giác dễ chịu - thoải mái cho người sử dụng.
Công năng trong phong cách tối giản được tận dụng tối đa để mang đến những trải nghiệm tối nhất. Không gian của phong cách này gây ấn tượng bởi sự nhẹ nhàng, gọn gàng trong từng chi tiết. Bố trí nội thất được cân nhắc và bày trí phù hợp với công năng, tăng tính sáng tạo.
Phong cách Tối Giản hướng theo phương châm “Less is more”, ưu tiên tổng thể đơn giản dễ sử dụng với các chi tiết không cầu kỳ, rườm rà, tập trung tối đa vào công dụng.
Kiến trúc và nội thất thuộc phong cách này có bề mặt bằng phẳng, ít chi tiết, thường là những hình khối đơn giản, không kèm theo các phụ kiện cầu kỳ. Thay vào đó, ứng dụng các món nội thất thông minh, tích hợp nhiều công năng vào trong một sản phẩm.
Phong cách Tối Giản hướng theo phương châm “Less is more”, ưu tiên tổng thể đơn giản
Bảng màu trong phong cách Minimalism được tối giản nhất có thể, không quá 4 màu cho một không gian với cấu trúc: 1 màu nền chiếm diện tích lớn nhất, 1 màu chủ đạo, 1 - 2 màu nhấn.
Phong cách Tối Giản ưu tiên sử dụng màu nền tone trắng, các gam màu trung tính chủ đạo, chọn cách phối màu đối lập để tăng sự tương phản, tạo điểm độc đáo trong phong cách.
Bảng màu trong phong cách Minimalism được tối giản nhất có thể
Ánh sáng tự nhiên không chỉ phản quang được tính thẩm mỹ của nội thất mà còn là điểm nhấn mạnh mẽ cho từng khu vực, tăng sự tinh tế trong phong cách Tối Giản.
Để ánh sáng không quá chói hoặc nổi bật, kiến trúc sư sử dụng rèm cửa, tiểu cảnh cây xanh, bình phong,... để điều chỉnh độ sáng tự nhiên hoàn hảo nhất. Đây cũng là cách hay và sáng tạo, tạo điểm nhấn hoàn hảo cho không gian.
Nội thất trong phong cách Tối Giản ưu tiên ánh sáng tư nhiên
Nội thất trong phong cách Tối Giản được đơn giản toàn bộ, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết - nhiều công năng. Không yêu cầu sự rườm rà nhưng mỗi sản phẩm của Minimalism phải tỉ mỉ về đường nét, có sự độc đáo - tinh tế - đồng bộ để tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian.
Đồng thời, cách bố trí nội thất - vật trang trí cũng cần logic, có sự cân đối và hài hòa để tối ưu được diện tích mà không làm không gian đơn điệu và “trống rỗng”
Nội thất không rườm rà nhưng mỗi sản phẩm phải tỉ mỉ về đường nét, có sự độc đáo - tinh tế
Trong phong cách nhà tối giản, các chất liệu nội thất trong nhà nên được đồng bộ và hài hòa nhưng không nên quá rập khuôn. Nếu không khéo léo trong cách mix & match rất dễ mang lại cảm giác lạnh lẽo và cô đơn.
Khi xây nhà theo phong cách Tối Giản, để không gian thể hiện đúng tinh thần của Minimalism cần nằm lòng các lưu ý:
Phòng khách phong cách tối giản - Minimalism (Mẫu 1)
Mẫu 1: Sử dụng nội thất kiểu dáng đơn giản nhưng match về kiểu dáng lẫn màu sắc đã tạo nên một không gian vô cùng thẩm mỹ, tiện nghi.
Phòng khách phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 2)
Mẫu 2: Các gam màu đơn sắc trắng, xám, gỗ được bố trí uyển chuyển, tạo hiệu ứng về thị giác thông thoáng cho không gian.
Phòng khách phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 2)
Mẫu 3: Phòng khách Minimalism gây ấn tượng với cách phối màu đối lập.
Phòng khách phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 4)
Mẫu 4: Không gian phòng khách Tối Giản với sự kết hợp của tone màu, chất liệu gần gũi, mềm mại.
Phòng khách phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 5)
Mẫu 5: Sử dụng màu nền trắng để tăng tính nổi bật cho các vật dụng nội thất, tổng thể không gian trở nên hài hòa đến hoàn hảo.
Phòng khách phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 6)
Mẫu 6: Nội thất đơn giản, màu sắc đồng bộ nhưng lại cực kỳ hút mắt bởi sự tinh tế, khéo léo trong cách sắp xếp của kiến trúc sư.
Phòng khách phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 7)
Mẫu 7: Cách phối màu hài hòa, chọn vật liệu tinh tế, sắp xếp bố cục nội thất cân đối tạo nên một không gian phòng khách hoàn hảo, hút mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Phòng bếp phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 1)
Mẫu 1: Không gian bếp thân thiện, đơn giản nhưng đầy đủ công năng.
Phòng bếp phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 2)
Mẫu 2: Sử dụng các màu sắc tương phản để làm nổi bật không gian bếp Minimalism.
Phòng bếp phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 3)
Mẫu 3: Các vật dụng nội thất đơn giản, ưu tiên sự độc đáo luôn là điểm nhấn đặc trưng làm nổi bật không gian bếp phong cách Tối Giản.
Phòng bếp phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 4)
Mẫu 4: Tông màu nhạt giúp căn bếp Minimalism nhẹ nhàng, thanh thoát.
Phòng bếp phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 5)
Mẫu 5: Không gian bếp gắn liền với không gian phòng khách cũng là sự lựa chọn tuyệt vời trong phong cách Tối Giản. Cách phối màu, sắp xếp nội thất giữa 2 không gian đồng bộ tạo nên vẻ đẹp hài hòa, tinh tế và cực kỳ sang trọng.
Phòng ngủ phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 1)
Mẫu 1: Nội thất sắp xếp đơn giản với chất liệu gỗ chủ đạo mang lại không gian phòng ngủ ấm cúng, nhẹ nhàng.
Phòng ngủ phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 2)
Mẫu 2: Triển khai không gian ngủ với gam màu trắng chủ đạo, điểm nhấn là nệm giường nâu đất và cây xanh trang trí. Tất cả phối hợp hoàn hảo đến mức khó tin.
Phòng ngủ phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 3)
Mẫu 3: Phòng ngủ được bố trí tối giản với các đồ nội thất cơ bản, gam màu trung tính mang lại sự an yên và nhẹ nhàng.
Phòng ngủ phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 4)
Mẫu 4: Phòng ngủ được thiết kế cân bằng giữa các mảng màu sáng - tối.
Phòng ngủ phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 5)
Mẫu 5: Thiết kế tủ đơn giản nhưng không đơn điệu với hệ thống lỗ thông khí được gia công tỉ mẩn, tạo điểm nhấn hiệu quả cho căn phòng ngủ.
Phòng ngủ phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 6)
Mẫu 6: Không gian phòng ngủ nhẹ nhàng, tinh tế với cách thiết kế tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng - nâng cao sức khỏe.
Phòng ngủ phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 7)
Mẫu 7: Phòng ngủ đậm chất Tối Giản nhưng vô cùng hút mắt bởi sự tinh tế trong từng chi tiết nội thất.
Phòng vệ sinh phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 1)
Mẫu 1: Không gian phòng vệ sinh đầy đủ nội thất, tinh gọn và hài hòa.
Phòng vệ sinh phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 2)
Mẫu 2: Gọn gàng, ngăn nắp và đúng công năng là những “mỹ từ” miêu tả cho không gian vệ sinh này.
Phòng vệ sinh phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 3)
Mẫu 3: Không gian vệ sinh Tối Giản với các nội thất đẳng cấp, được sắp xếp hài hòa, cân đối.
Phòng vệ sinh phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 4)
Mẫu 4: Nhà vệ sinh có diện tích khá lớn, được chia thành 2 phòng với cách thiết kế tối giản.
Phòng vệ sinh phong cách tối giản -Minimalism (Mẫu 5)
Để thể hiện đúng đặc trưng của phong cách tối giản (Minimalism), lựa chọn những đơn vị thiết kế - thi công có chuyên môn, kinh nghiệm là điều quan trọng. Bởi phong cách này tuy nhìn đơn giản nhưng làm không khéo, dễ tạo nên không gian “trống rỗng” và “lạnh lẽo”, không thể hiện được tinh thần của Minimalism.
Sở hữu kinh nghiệm thực chiến lâu năm, Hưng Phú Thịnh tự tin giúp khách hàng xây dựng những căn nhà không những an toàn - thẩm mỹ mà còn toát lên đặc trưng phong cách.
Lý do nên lựa chọn Hưng Phú Thịnh:
> Tham khảo chi tiết Báo giá xây nhà trọn gói của Hưng Phú Thịnh tại đây
Mọi thắc mắc liên quan đến xây dựng nhà trọn gói đa phong cách, liên hệ Hưng Phú Thịnh để được giải đáp nhé!
"Tôi là người luôn đam mê học hỏi, luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố, biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng". (Chia sẻ của Giám đốc Nguyễn Duy Duẩn).
Chi phí xây nhà xưởng 200m2 là mối quan tâm hàng đầu khi nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp ngày càng tăng. Việc dự trù kinh phí hợp lý giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách...
Chi phí xây nhà xưởng 1000m2 là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi lên kế hoạch xây dựng. Việc dự trù ngân sách chính xác giúp tối ưu chi phí....
Chi phí xây nhà cấp 4 100m2 là yếu tố quan trọng cần tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt đầu xây dựng. Việc tính toán chính xác sẽ giúp bạn chủ động về tài chính...
Chi phí xây nhà cấp 4 3 phòng ngủ là một trong những yếu tố quan trọng mà nhiều gia đình quan tâm khi có ý định xây dựng tổ ấm. Với thiết kế tiện nghi, chi phí hợp lý...