Móng băng là một kết cấu kỹ thuật phục vụ quá trình xây dựng công trình nhà ở. Thiết kế đảm bảo sự an toàn và chắc chắn cho ngôi nhà của bạn. Cùng tìm hiểu thông tin quy trình và cách thi công qua bài viết sau đây của Công ty xây dựng Hưng Phú Thịnh nhé.
Khái niệm móng băng là gì?
Móng băng là một loại móng nằm bên dưới các loại tường, cột hay trụ của công trình. Móng được thiết kế theo một dải dài hoặc một hàng dài có vị trí giao nhau hoặc song song theo hình dáng chữ thập. Kết cấu có tác dụng chịu lực cũng như tạo sự chắc chắn cho cột và tường.
Các loại móng này được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng thường là các loại móng mềm, móng cứng và móng kết hợp. Tùy vào kết cấu, quy mô của ngôi nhà và điều kiện tài chính của gia đình có thể lựa chọn được loại móng phù hợp.
Nhiệm vụ, chức năng chính là góp một phần quan trọng trong vấn đề giảm áp lực cho bộ phận đáy móng. Đảm bảo khả năng tải trọng cho công trình.
Đối với những công trình xây dựng nhà ở có tầng hầm bên dưới móng còn có tác dụng chắn đất. Nói chung kết cấu chính là chịu áp lực của cọc bê tông được đóng trước đó.
Tìm hiểu thêm về: Móng bè!
Ưu và nhược điểm móng băng
Là một kết cấu kỹ thuật được sử dụng rộng rãi có khả năng chịu được tải trọng lớn hơn so với móng đơn. Trọng tải của công trình khi truyền xuống phần móng sẽ giúp hạn chế được sự lún lệch nền.
Đồng thời còn có thể tiết kiệm được tối đa chi phí so với phần móng cọc lên đến 40%. Kết cấu được sử dụng hiệu quả trên các nền đất gồ ghề, phức tạp tại công trình có quy mô vừa phải.
Tuy nhiên loại móng này có chiều sâu khá thấp nên sẽ ảnh hưởng đến tính chống lật, chống trượt và ổn định của hệ móng. Đặc biệt những địa hình đáy yếu, đất mùn không được phép sử dụng. Đây là một địa hình có sức chịu tải phụ thuộc vào đáy móng do đó phải nén đất thật kỹ.
Cấu tạo của móng băng
Tùy vào các yếu tố như độ cứng và phương móng băng được chia thành nhiều loại khác nhau. Đối với những loại móng theo phương sẽ có 2 loại là móng 1 phương và móng 2 phương.
Móng 1 phương là loại móng được thiết kế theo một phương riêng biệt theo chiều rộng hoặc theo chiều ngang. Khoảng cách giữa các đường thẳng song song phụ thuộc vào quy mô diện tích của ngôi nhà. Móng 2 phương là loại móng có các đường giao nhau giống với các ô cờ của một bàn cờ.
Xét theo độ cứng và vật liệu xây dựng như ép cọc, bê tông, thép thì được chia làm 3 loại. Bao gồm: Móng mềm, móng cứng, móng kết hợp. Cấu tạo chính sẽ có những bộ phận kể đến sau đây:
- Lớp bê tông phía dưới có nhiệm vụ lót móng được chạy liên tục đồng thời kết nối với dầm và khối móng.
- Lớp bê tông lót có độ dày 100mm.
- Bản móng phổ thông.
- Bản dầm móng phổ thông.
- Thép bản móng phổ thông.
- Móng phổ thông bao gồm các loại thép đai và thép dọc.
Các kích thước của thiết kế có sự khác nhau trong từng công trình riêng biệt. Tùy thuộc vào loại thép sử dụng và độ dày mà có thể lựa chọn kích thước phù hợp trong các nền đất cứng hoặc mềm.
Quy trình và cách thi công móng băng
Khi thực hiện theo đúng các bước trong quy trình thi công, công trình sẽ đạt được chất lượng và kỹ thuật chính xác nhất. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị vật liệu và giải phóng mặt bằng
Chuẩn bị nguyên vật liệu và giải phóng mặt bằng là bước đầu tiên cần thực hiện thi công. Một việc làm quan trọng nên bạn cần xác định chính xác vị trí cần thiết để tạo móng và đóng cọc.
Tùy thuộc vào quy mô diện tích của công trình để có thể đào móng với độ sâu phù hợp. Không nên đào móng quá nông hoặc quá sâu để đảm bảo được chất lượng công trình đạt hiệu quả tốt nhất.
Để thực hiện thi công bên cạnh việc giải phóng mặt bằng gia chủ cần chuẩn bị các nguyên vật liệu như cát, xi măng, sắt thép, đá,… Có thể dựa vào bản vẽ hoặc diện tích để tính toán tiêu chuẩn và số lượng của vật liệu.
Chuẩn bị cốt thép
Cốt thép là một phần quan trọng trong quy trình đổ móng nên cần chuẩn bị đầy đủ. Chuẩn bị cần đạt độ chính xác theo tiêu chuẩn công trình đề ra cũng như khối lượng cốt thép tương ứng.
Cốt thép khi chuẩn bị cần đảm bảo các bề mặt sạch sẽ, không bị bám bẩn, hoen gỉ và dính bùn đất. Đồng thời thép phải đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và hình thức. Đường kính cốt thép không được vượt quá giới hạn 2% để hạn chế bị hẹp hoặc giảm diện tích.
Cốt thép cần được đội ngũ thợ xây gia công và uốn nắn để tạo được độ dẻo dai. Gia đình nên sử dụng loại thép được sản xuất từ các thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo được chất lượng theo thời gian.
Công đoạn đóng cốt pha
Sau khi đã giải phóng được mặt bằng, chuẩn bị cốt thép bạn cần tiến hành đóng cốt pha. Nên lựa chọn cốt pha không bị mục nát, còn nguyên vẹn để có thể sử dụng tại các vị trí tiếp xúc nhau.
Các thanh cốt pha chống lên đất phải được kê bởi những tấm gỗ có độ dày tối thiểu là 4cm. Điều này giúp hạn chế được áp lực xô ngang trong quá trình đổ bê tông. Đồng thời phần cột cũng như tim móng phải được xác định và định vị độ cao chuẩn xác nhất.
Tiến hành đổ bê tông
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các bước cơ bản thì bạn có thể tiến hành công việc đổ bê tông. Đây là khâu hoàn thành kết cấu móng quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công trình và thành bại trong suốt quá trình xây dựng.
Công tác đổ bê tông yêu cầu phải thực hiện theo tiêu chuẩn trong quy trình xây dựng nhà ở. Biện pháp thi công móng băng sau khi đổ phải đáp ứng việc đổ chắc chắn và lấp đầy. Đồng thời không được lẫn các loại tạp chất, phải trộn theo quy trình, không tạo bong bóng bên trong khi hoàn thành.
Chi tiết móng phải thực hiện từ xa đến gần, bắc sàn ngang qua hố móng để không phải tiếp xúc lên thành cốt pha. Hãy lựa chọn một đơn vị nhà thầu uy tín để đảm bảo việc thi công kết cấu móng được diễn ra hiệu quả và thuận lợi.
Quy mô công trình và nền đất thích hợp
Khi khu đất gia đình đang sở hữu có quy mô công trình không ổn định, không thể sử dụng các loại móng thông thường. Lúc này móng bê tông và móng bằng gạch là một giải pháp tốt nhất.
Chính nhờ thiết kế này có thể giúp việc tiến hành thi công công trình được diễn ra thuận lợi, kịp tiến độ.
Kết cấu móng nằm phía dưới cột được sử dụng cho công trình có quy mô tải trọng lớn. Đồng thời nền đất không đủ khả năng chịu trọng lực cũng có thể sử dụng móng giao thoa.
Thiết kế theo độ lún của 2 hướng nhằm mục đích căn bằng và tăng khả năng chịu tải của móng hạn chế lực xuống nền.
Cách tính khối lượng bê tông cho móng băng
Cách tính khối lượng bê tông cho móng băng là một hạng mục quan trọng cần phải thực hiện. Một việc làm giúp gia đình có thể xử lý mọi công việc khi xây dựng công trình. Tính khối lượng bê tông là công tác để phục vụ dự toán công trình.
Bên cạnh đó kiểm tra khối lượng bê tông bị sai lệch khi so với dự toán và bản vẽ thiết kế. Khối bê tông có thể thiếu hoặc thừa trong hồ sơ bản vẽ và những chênh lệch trong dự đoán. Đảm bảo công tác điều hành, quản lý thi công chính xác, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Kết cấu bê tông hình dạng lập phương được tính theo công thức chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao nhân số lượng cấu kiện bê tông. Đồng thời những cấu kiện có hình dáng phức tạo sẽ được tính bằng chiều cao nhân diện tích mặt bằng. Với phần diện tích mặt bằng sẽ chia thành các hình dễ hiểu để đưa ra công thức đơn giản và tổng hợp lại.
Liên hệ ngay với Hưng Phú Thịnh để có được quy trình xây dựng nhà trọn gói chất lượng nhất bạn nhé.
Là một giám đốc trẻ – người luôn đam mê học hỏi, tôi luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố – biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng.
Với định hướng: “Kiến thiết mỗi ngôi nhà cho khách hàng như đang xây dựng ngôi nhà cho chính mình”, tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ xây dựng của chúng tôi!