Trong thi công các công trình xây dựng cao tầng có kết cấu chịu lực cao thì móng bè là một trong những thành phần quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu được khái niệm của nó là gì? Cấu tạo và ưu nhược điểm của thành phần này như thế nào?
Hãy cùng hungphuthinh.vn tìm hiểu ngay dưới đây.
Khái niệm móng bè là gì?
Móng bè (móng nền) là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một công trình. Móng có tác dụng nâng đỡ và chuyển trọng lượng toàn bộ công trình xuống đất một cách hiệu quả nhất. Do đó, móng nền thường được đặt trên nền đất yếu và trải dài theo toàn bộ diện tích của công trình xây dựng.
Loại móng này thường được sử dụng cho các công trình cao tầng, có kết cấu chịu lực tốt nhằm giúp cho nền móng chắc chắn hơn, kiên cố hơn và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Ưu nhược điểm của móng bè
Ưu điểm
- Với những công trình có tầng hầm sâu, bồn chứa hoặc bể bơi thì đây chính là giải pháp tốt nhất để giữ cho nền móng vững chắc.
- Chi phí thi công thấp kết hợp với thời gian thi công được rút ngắn nên rất phù hợp với những công trình xây nhà cấp 4, nhà 2 – 3 tầng.
- Khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động từ các công trình xung quanh là địa điểm thích hợp để xây dựng.
Nhược điểm
- Trường hợp móng không được đều, lớp địa chất không ổn định do lỗ khoan sẽ khiến cho móng nền bị lún. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của công trình và các vết nứt sẽ xuất hiện nhiều hơn.
- Móng nền chỉ áp dụng được với một số địa hình phù hợp.
- Không có độ ổn định vì chiều sâu móng khá nông. Trường hợp bị ngập nước hoặc động đất sẽ làm giảm chất lượng của nền móng.
Cấu tạo của móng bè
- Lớp bê tông lót móng: Lớp bê tông dùng để lót móng thường có độ dày trung bình là 100mm. Độ dày này có thể thay đổi linh hoạt phụ thuộc vào việc thiết kế móng trên nền đất đảm bảo hay yếu.
- Chiều cao của nền móng: Chiều cao phổ thông đạt 200mm. Phù hợp với nhiều dự án nhà ở và được tính toán tỉ mỉ, an toàn bởi những kỹ sư chuyên nghiệp.
- Kích thước của dầm móng: Kích thước dầm móng tiêu chuẩn thường được sử dụng là 300×700(mm).
- Thép dầm móng: Các loại thép được sử dụng là thép dọc 6(20-22), thép đai 8a150 với mục đích đảm bảo an toàn và cố định nền móng chắc chắn.
- Thép bản móng: Phần này sẽ được sử dụng 2 lớp thép 12a200 tiêu chuẩn.
Quy trình và cách thi công móng bè
Bước 1: Chuẩn bị thi công móng
Khâu chuẩn bị quyết định không nhỏ đến chất lượng của công trình nên cần kỹ lưỡng và chính xác:
- Trước khi thi công móng, cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và khảo sát mặt bằng thi công.
- San lấp, xử lý mặt bằng để đảm bảo quá trình thi công xây dựng móng nền diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bước 2: Đào đất hố móng
Sau khi đã chuẩn bị xong hết những công đoạn ở bước 1 sẽ tiến hành đào đất hố móng. Hố móng được đào trên toàn bộ đất có trong bản vẽ đã được quy định. Việc đào hố móng cần đảm bảo tính chuẩn xác và chính xác theo bản vẽ để thuận lợi cho quá trình thi công về sau.
Bước 3: Đổ bê tông giằng
Bê tông giằng trong thi công phải được đổ theo từng lớp, mỗi lớp có độ dày khoảng 20 – 30cm. Điều này giúp quá trình liên kết giữa các lớp thuận lợi và dễ dàng hơn. Khi lớp dưới bắt đầu đông kết thì nên tiến hành đổ luôn lớp trên để đảm bảo tính liên kết.
Chất lượng bê tông có tốt hay không đều phụ thuộc vào công đoạn đổ bê tông giằng. Cần đổ bê tông theo tiêu chuẩn và chính xác theo bản vẽ có sẵn để đảm bảo chất lượng toàn bộ công trình.
Bước 4: Nghiệm thu và bảo dưỡng móng
Bước cuối cùng là nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông móng bè. Sau khi xác định được bê tông móng được đổ đúng theo quy trình thì cần phải bảo dưỡng móng nền kỹ lưỡng.
Phần móng này cần được tưới nước để giữ ẩm, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn để an toàn trước những tác động từ môi trường bên ngoài đến khi ra bê tông thành phẩm.
Quy mô công trình và nền đất thích hợp
Như đã nói ở trên, loại móng này phù hợp với những công trình có quy mô nhỏ như nhà cấp 4, nhà 2 – 3 tầng, nhà có tầng hầm hoặc bể bơi. Ngoài ra, còn phù hợp với những khu vực có mật độ xây dựng thấp, dễ thi công.
Nền đất thích hợp để xây dựng là nền đất ổn định, ít sụt lún, không bị ngập úng và có lớp địa chất cứng vững. Vì móng có chiều sâu khá nông nên không phù hợp với những nền đất thiếu tính ổn định.
Cách tính khối lượng bê tông cho móng bè
Công thức tính khối lượng bê tông được xác định cụ thể như sau:
- Thể tích bê tông lót: Vbt lót: (3,64+2,34) x 2 x 0,65 x 0,1 = 0,7774m3.
- Công thức tính khối lượng bê tông móng: Vbt: (3,44 x 2+2,54 x 2) x (0.45 x 0.21+0.33 x 0.14+0.56 x 0.22) = 3,1562m3.
Trên đây là những thông tin về móng bè để quý khách hiểu hơn về loại móng này. Nếu còn thắc mắc và muốn tìm hiểu về dịch vụ xây nhà phần thô, xây nhà trọn gói & đội ngũ thi công chất lượng, hãy liên hệ đến Hưng Phú Thịnh để được nhân viên tư vấn tận tình.
Là một giám đốc trẻ – người luôn đam mê học hỏi, tôi luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố – biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng.
Với định hướng: “Kiến thiết mỗi ngôi nhà cho khách hàng như đang xây dựng ngôi nhà cho chính mình”, tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ xây dựng của chúng tôi!