Vậy nhà nở hậu là gì? Có ý nghĩa phong thủy như thế nào mà được người Việt ưa chuộng đến vậy? Trong các yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến việc xây nhà, hình dáng đất được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Ngoài những mảnh đất vuông vắn, chuẩn dáng thẩm mỹ được xem là thế đất đẹp, đất nở hậu cũng là dáng đất được săn đón bởi ý nghĩa hút tài lộc, vận khí và may mắn.
Cùng Hưng Phú Thịnh khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nhà nở hậu được định nghĩa đơn giản là một loại hình nhà mà diện tích đất mặt tiền (tiếp xúc với mặt đường chính) nhỏ hơn so với diện tích đất sau nhà.
Mô hình nhà nở hậu có kích thước chiều ngang của mặt tiền nhỏ hơn kích thước chiều ngang phía sau. Điều này đồng nghĩa với việc nhà ở phía trước nhỏ, sau đó to dần và lớn nhất về phía cuối nhà.
Hình ảnh đất nở hậu
Nhà nở hậu được ví von như những chiếc phễu khổng lồ, khác hoàn toàn so với nhà thóp hậu (kiểu nhà đầu voi đuôi chuột - mặt tiền lớn, phía sau nhỏ).
Trong phong thủy, “nở hậu” được xem là một yếu tố mang đến nhiều tài lộc, vượng khí cho gia chủ. Tuy mảnh đất xây nhà không vuông vắn, thẩm mỹ như gia chủ mong muốn nhưng bù lại, nhà nở hậu khá tốt cho con đường sự nghiệp, công danh và phúc khí.
Theo phong thủy xưa truyền lại, nhà nở hậu là những ngôi nhà có mặt tiền nhỏ, tài lộc vào rồi khó trở ra ngoài. Phần sau nhà to là nơi tích tụ tất cả những “sự tốt” của đất trời. Sống trong ngôi nhà này giúp gia chủ ăn nên làm ra, tấn tài tấn lộc.
Mẫu thiết kế nhà nở hậu tham khảo
Đặc biệt hơn, nhà nở hậu là mô hình rất “được lòng” những người làm ăn, kinh doanh buôn bán. Bởi theo họ, nở hậu tất là con đường hậu vận về sau sẽ may mắn, hút trọn tài lộc cho tuổi già và hậu thế.
Tuy nhiên, do không có hình dáng đẹp nên cần có cách thiết kế, bố trí nội - ngoại thất hợp lý thì mới đem lại một không gian cân đối và hài hòa cho nhà nở hậu.
Được xem là “mảnh đất vàng” trong phong thủy nhưng xây nhà trên đất nở hậu sao cho cân đối bố cục, thỏa mãn công năng là một thách thức lớn đối với các chủ thầu.
Bởi đơn giản, đất nhà nở hậu sẽ không đi theo một quy chuẩn nào, đòi hỏi kiến trúc sư - kỹ sư phải có chuyên môn, kinh nghiệm thì mới đáp ứng được tất cả yêu cầu về khoa học lẫn phong thủy.
Lưu ý khi xây dựng nhà trên đất nở hậu
Để công trình nở hậu phát huy hết công năng mà không làm biến đổi giá trị phong thủy, khi xây nhà cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:
Phòng khách được xem là không gian chủ đạo, vừa là nơi gia đình hội tụ sinh hoạt, vừa là nơi gia chủ tiếp đón bạn bè. Chính vì vậy, phòng khách nhà nở hậu cần được thiết kế sao cho vuông vức nhất có thể.
Tốt nhất, vị trí phòng khách nên ngay gần cửa ra vào để tích tụ nhiều vượng khí, tránh theo bố cục ngược lại làm đẩy lùi tài lộc và may mắn. Không gian phòng khách nên lấy ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể để giúp căn phòng luôn khô ráo và thoáng mát.
Điều này giúp các luồng không khí thoáng đãng đối lưu, mang lại năng lượng tích cực cho các thành viên. Màu sắc phòng khách nên là màu tươi sáng, nhã nhặn hoặc trung tính để tạo cảm giác nhẹ nhàng và bình an.
Ưu tiên thiết kế vuông vức cho phòng khách của nhà nở hậu
Phần đất chéo vát thừa ra tại phòng khách nên tận dụng làm một khu vườn để tạo điểm nhấn “không gian xanh”. Hoặc nếu phần đất tại đây quá nhỏ, nên đặt các chậu cây có tác dụng lọc không khí để ngôi nhà trông vừa thẩm mỹ, vừa trong lành.
Phòng ngủ nhà nở hậu đẹp nhất là đặt ở phía sau của tâm đất, ở vị trí cuối cùng. Điều này giúp không gian phòng ngủ vừa thông thoáng, trong phong thủy lại đảm bảo sự yên tĩnh, bình an cho giấc ngủ.
Ưu tiên những đồ nội thất được “đo ni đóng giày” cho phòng ngủ
Diện tích phòng ngủ nhà nở hậu sẽ không vuông vắn, do đó nên lựa chọn các thiết kế nội thất được đo đạc và thiết kế phù hợp với không gian phòng. Điều này giúp căn phòng thẩm mỹ, gọn gàng và bớt “méo mó” hơn.
Phòng bếp trong nhà nở hậu liền kề với phòng khách là phong cách thiết kế phổ biến hiện nay. Cách bố trí này khá phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, vừa đáp ứng đầy đủ công năng mà gia chủ vẫn có thể sáng tạo cho căn bếp.
Thiết kế không gian phòng bếp và phòng khách liền kề cho nhà nở hậu
Tuy nhiên, cửa bếp nên được đặt lệch so với cửa trước và cửa sau nhà, tránh đặt đối diện phòng ngủ và nhà vệ sinh để mang lại sự ấm no, sung túc cho cả gia đình.
Sau khi thiết kế các không gian chính như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ đã vuông vắn, nhà nở hậu sẽ thừa lại những khoảng đất chéo vát.
Đối với những khoảng đất này, gia chủ nên tận dụng để quy hoạch các không gian phụ như phòng kho, nhà vệ sinh, sảnh thang,... hoặc tạo một vài tiểu cảnh để tăng sự thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Cách bố trí này vừa giúp căn phòng trở nên dễ nhìn hơn, vừa đáp ứng đủ công năng cho quá trình sinh hoạt.
Nếu bạn đang quan tâm đến thiết kế - thi công xây dựng nhà trọn gói chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp tối ưu nhất!
"Tôi là người luôn đam mê học hỏi, luôn tìm tòi những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tôi đã mang đến cho khách hàng hàng trăm công trình nhà phố, biệt thự chất lượng, đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng". (Chia sẻ của Giám đốc Nguyễn Duy Duẩn).
Theo quan niệm phong thủy, phía sau nhà được xem là nơi dựa dẫm, che chở cho gia đình. Một ngôi nhà có phong thủy phía sau nhà tốt sẽ giúp các thành viên gặp...
Nhà 2 mái là một trong những mô hình nhà ở được ứng dụng khá phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng hiện nay. Mô hình này có nhiều ưu điểm vượt...
Theo phong thủy trước cửa nhà hay mặt tiền của một ngôi nhà là nơi đón nhận vượng khí đi vào bên trong. Do đó, việc thiết kế và bố trí mặt tiền nhà...
Theo quan niệm phong thủy, cầu thang nhà ống có vai trò dẫn khí từ tầng dưới lên tầng trên, đem lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Nếu cầu thang...