Lưu ý khi lắp cửa đi, cửa sổ khi xây nhà

Ngày cập nhật mới nhất: 08/07/2024

Cửa đi và cửa sổ là yếu tố quan trọng tạo nên không gian sống hoàn thiện, là hạng mục được các gia chủ quan tâm trong quá trình xây nhà. Ngoài mang đến tính thẩm mỹ, tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà thì hệ thống cửa còn góp phần đảm bảo an ninh, sự riêng tư cho gia đình.

Vậy lắp cửa đi, cửa sổ như thế nào để đảm bảo công năng, thẩm mỹ, hòa hợp về phong thủy? Mức giá làm cửa đi, cửa sổ hiện nay là bao nhiêu? Các thắc mắc của bạn sẽ được Hưng Phú Thịnh giải đáp cụ thể trong bài viết này. Mời bạn cùng theo dõi!

Lưu ý khi lắp cửa đi khi xây sửa nhà

Xác định rõ các vị trí lắp đặt cửa 

Các vị trí lắp đặt cửa đi cần được xác định từ khâu thiết kế kiến trúc nhà. Vị trí phù hợp được cân nhắc dựa trên phong cách kiến trúc, nhu cầu sử dụng cụ thể của từng gia đình.

Lắp cửa đi phù hợp với nhu cầu sử dụng
Lắp cửa đi phù hợp với nhu cầu sử dụng

Tuy nhiên nhìn chung cần đảm bảo:

  • Thuận tiện đi lại.
  • Ngăn chia hiệu quả không gian trong nhà với ngoài nhà, các phòng trong nhà với nhau.
  • Thuận lợi khai thác ánh sáng, dễ nhìn ra bên ngoài (thường đối với cửa chính).

Kích thước cửa đi

Kích thước cửa đi phụ thuộc vào chức năng cụ thể của cửa và yêu cầu thẩm mỹ của gia đình. Tuy nhiên, để đảm bảo đi lại – sinh hoạt thuận lợi thì cần lưu ý các vấn đề sau khi chọn kích thước cửa:

  • Chiều cao thấp nhất của cửa đảm bảo cho người lớn đội mũ đi lại không bị trở ngại (1.9-2.4m).
  • Chiều rộng cửa đảm bảo vận chuyển trang thiết bị đi qua dễ dàng và đạt yêu cầu về thoát hiểm.
  • Cửa 1 cánh: 0.65m, 0.7m, 0.8m, 0.9m.
  • Cửa 2 cánh: 1.2m, 1.4m.
  • Cửa 4 cánh: trên 2.10m.

Chọn loại cửa, chất liệu cửa phù hợp

Cửa đi có nhiều loại (1 cánh, 2 cánh, 4 cánh; cửa mở một chiều, cửa mở hai chiều, cửa trượt, cửa xếp…) với đa dạng chất liệu (gỗ, nhôm, kính…). Tùy vào sở thích, phong cách nhà ở, đặc điểm ở từng không gian trong nhà… mà gia chủ cần cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Lựa chọn chất liệu cửa phù hợp với phong cách nhà
Cửa chính bằng gỗ ấn tượng

Nguyên tắc đặt cửa đi theo phong thủy

  • Cửa đi phải thẳng – không xiên/nghiêng bởi sẽ gây ra điều xui xẻo.
  • Trước cửa đi không được bày đồ lộn xộn, cản trở tài khí đi vào.
  • Cửa chính tránh đối diện gương soi – gây phản chiếu năng lượng dồi dào muốn vào nhà, khó sinh tiền tài cho gia đình.
  • Cửa chính không đối diện cửa phòng ngủ/phòng vệ sinh/phòng bếp bởi sẽ phạm “đấu khẩu sát”, không tốt về phong thủy…

Các vấn đề cần lưu ý khi lắp cửa sổ

Vị trí đặt cửa sổ

Vị trí thiết kế cửa sổ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như việc lưu thông không khí, ánh sáng trong phòng. Do đó, nên mở cửa sổ ở nơi thoáng đãng để tầm nhìn không bị cản trở, mang đến sự tươi sáng và thoải mái cho không gian bên trong.

Ngược lại, vị trí cửa sổ ở nơi yếm khí, thiếu ánh sáng sẽ lãng phí các tiện ích vốn có của cửa sổ, làm căn phòng trở nên ngột ngạt.

Lựa chọn vị trí mở cửa sổ phù hợp
Lựa chọn vị trí mở cửa sổ phù hợp

Kích cỡ cửa sổ phù hợp

Kích thước cửa sổ cần cân đối với diện tích của căn phòng, tốt nhất nên đảm bảo nguyên tắc 3:1 (kích cỡ cửa sổ không quá 30% kích cỡ cửa chính). Nếu cửa sổ quá nhỏ thì việc lấy ánh sáng, không khí từ bên ngoài sẽ khó khăn; ngược lại, nếu quá rộng cũng sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể của căn phòng.

Kích cỡ cửa sổ phù hợp với diện tích phòng
Kích cỡ cửa sổ phù hợp với diện tích phòng

Nguyên tắc lắp cửa sổ theo phong thủy

  • Hai cửa sổ tránh đối diện nhau: dễ gây hao tốn tiền của, khó làm ăn phát đạt.
  • Không nên làm quá nhiều cửa sổ: khí vận dễ bị phân tán, khí trường nhiễu loạn, cuộc sống gia đình không mấy thuận lợi.
  • Cửa sổ không đối diện bệnh viện, nhà tang lễ, tù ngục, bãi rác,…bởi những nơi đó có âm khí mạnh, ảnh hưởng xấu đến gia đình…

Báo giá tham khảo lắp cửa đi, cửa sổ

Để nắm được mức giá sơ bộ khi làm cửa đi, cửa sổ thì bạn có thể tham khảo các báo giá được Hưng Phú Thịnh tổng hợp tháng 12/2024:

STT Chất liệu chính Quy cách Đơn giá (VNĐ/m2)
1 Cửa gỗ MDF melamine 36-22 2.600.000
2 Cửa gỗ MDF veneer 36-22 2.800.000
3 Cửa gỗ sồi tự nhiên (OAK) 36-22 4.800.000
40-25 5.200.000
4 Cửa gỗ ASH tự nhiên 36-22 4.500.000
40-25 4.900.000
5 Cửa gỗ xoan đào 36-22 4.900.000
40-25 5.100.000
6 Cửa gỗ căm xe 36-22 6.200.000
40-25 6.500.000
7 Cửa gỗ gõ đỏ 36-22 6.300.000
40-25 6.700.000
8 Cửa gỗ óc chó 36-22 7.100.000
40-25 7.700.000
 
STT Tên kính và phụ kiện cửa kính cường lực ĐVT Đơn giá
A Báo giá kính cường lực, kính Temper
1 Kính cường lực 8 ly (mm) M2 640.000
2 Kính cường lực 10 ly (mm) M2 700.000
3 Kính cường lực 12 ly (mm) M2 880.000
4 Kính cường lực 15 ly (mm) M2 1.350.000
5 Kính cường lực 19 ly (mm) M2 1.950.000
B Báo giá phụ kiện cửa kính cường lực mở quay
1 Bản lề sàn Bộ 1.150.000
2 Kẹp vuông trên, dưới Bộ 300.000
3 Kẹp vuông dưới Bộ 300.000
4 Kẹp chữ L Bộ 350.000
5 Kẹp ty Bộ 350.000
6 Kẹp ngõng trên Bộ 350.000
7 Tay nắm đá, thủy tinh Bộ 650.000
8 Tay nắm inox Bộ 400.000
9 Khóa sàn Bộ 350.000
C Báo giá phụ kiện cửa kính cường lực mở trượt
1 Bánh xe lùa Bộ 700.000
2 Tay nắm âm Bộ 250.000
3 Khóa bán nguyệt đơn Bộ 350.000
4 Khóa bán nguyệt kép Bộ 450.000
5 Ray cửa lùa Md 250.000
 
STT Tên cửa Đơn vị tính (VNĐ/m2)
1 Cửa sổ mở trượt 2 cánh 1.700.000
2 Cửa sổ mở trượt 3 cánh 1.750.000
3 Cửa sổ mở trượt 4 cánh 1.800.000
4 Cửa sổ mở hất/mở quay 1 cánh 1.700.000
5 Cửa sổ mở quay 2 cánh 1.750.000
 
STT Loại cửa Đơn giá (VNĐ/m2)
1 Cửa sổ mở quay, mở trượt, mở lùa nhôm đố nhỏ 70 630.000
2 Cửa sổ mở quay, mở trượt, mở lùa nhôm đố 90 730.000
3 Cửa sổ mở quay, mở lùa nhôm Việt Pháp hệ 4400 1.300.000
4 Cửa sổ mở lùa, mở trượt nhôm Việt Pháp hệ 2600 1.300.000
5 Cửa sổ mở lật và quay nhôm trắng sứ Huyndai hệ 80 2.100.000
6 Cửa sổ mở lật và quay nhôm vân gỗ Huyndai hệ 80 2.500.000
7 Cửa sổ trượt nhôm trắng sứ Huyndai hệ 80 1.100.000
8 Cửa sổ mở lật, mở quay nhôm vân gỗ Huyndai hệ 100 1.500.000
11 Cửa sổ mở trượt nhôm trắng sứ Huyndai hệ 100 1.250.000
12 Cửa sổ mở lật, mở quay nhôm vân gỗ Huyndai hệ 120 2.000.000

Để có một không gian sống hoàn hảo, ấn tượng với hệ thống cửa đi, cửa sổ đẹp – phù hợp – bền chắc thì cần tìm đến đơn vị thi công uy tín. Công Ty TNHH XD ĐT Và Phát Triển Hưng Phú Thịnh có kinh nghiệm, năng lực thiết kế, tư vấn, thi công hệ thống cửa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ lẫn phong thủy.

Hưng Phú Thịnh - Tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt cửa đẹp, chất lượng
Hưng Phú Thịnh – Tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt cửa đẹp, chất lượng

Với nhiều năm hoạt động xây mới, sửa chữa nhà trọn gói tại TP HCM, Hưng Phú Thịnh cam kết:

  • Dịch vụ chuyên nghiệp từ tư vấn, khảo sát, lên kế hoạch, nhập vật liệu, thi công, bảo hành.
  • Nhân sự có năng lực, tận tâm với nghề.
  • Thi công nhanh, đúng bản vẽ, đúng tiến độ.
  • Báo giá cạnh tranh, rõ ràng.
  • Có hợp đồng làm việc thể hiện đầy đủ các cam kết.
  • Chính sách bảo hành dài hạn.

Những câu hỏi cần quan tâm khi thiết kế, thi công cửa đi, cửa sổ

Yếu tố nào quan trọng nhất khi lựa chọn cửa đi, cửa sổ?

Yếu tố quan trọng nhất là chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi công. Cửa đi, cửa sổ chất lượng cao sẽ đảm bảo độ bền, cách âm, cách nhiệt và an toàn tối ưu. Nên lựa chọn nhà sản xuất uy tín, sử dụng vật liệu cao cấp như nhôm, gỗ công nghiệp hoặc PVC chất lượng cao.

Kích thước chuẩn của cửa đi, cửa sổ là gì?

Không có kích thước chuẩn chung, kích thước phụ thuộc vào diện tích căn phòng và nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cửa đi thường có chiều rộng từ 0,8m – 1,2m và chiều cao từ 2m – 2,4m. Cửa sổ có kích thước phổ biến là 1,2m x 1,2m hoặc 1,5m x 1,2m.

Làm thế nào để lựa chọn kiểu dáng cửa phù hợp?

Kiểu dáng cửa phụ thuộc vào phong cách kiến trúc, không gian sử dụng và sở thích cá nhân. Cửa đi thường có kiểu cánh mở quay, trượt hoặc xếp. Cửa sổ có nhiều lựa chọn như cửa sổ mở quay, trượt, xingăng, vòm cửa… Nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn phù hợp.

Vật liệu nào tốt nhất cho cửa đi, cửa sổ?

Các vật liệu phổ biến là nhôm, gỗ công nghiệp và PVC. Nhôm có ưu điểm nhẹ, bền, dễ lắp đặt và giá thành hợp lý. Gỗ công nghiệp có tính thẩm mỹ cao, cách âm tốt nhưng giá thành cao hơn. PVC có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, dễ bảo trì nhưng kém bền hơn.

Kỹ thuật lắp đặt cửa đi, cửa sổ như thế nào?

Kỹ thuật lắp đặt cửa đi, cửa sổ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Các bước chính bao gồm: đo đạc kích thước chính xác, chuẩn bị khung cửa, lắp đặt bản lề, gioăng cao su, phụ kiện, vệ sinh và kiểm tra chất lượng. Nên thuê thợ lành nghề hoặc đội ngũ kỹ thuật của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng.

Cửa đi, cửa sổ nên sử dụng loại kính nào?

Các loại kính phổ biến là kính cường lực, kính cách nhiệt, kính an toàn và kính âm thanh. Kính cường lực có độ bền cao, an toàn khi vỡ. Kính cách nhiệt giúp cách nhiệt tốt, tiết kiệm năng lượng. Kính an toàn và kính âm thanh giúp cách âm, đảm bảo an ninh.

Chi phí lắp đặt cửa đi, cửa sổ khoảng bao nhiêu?

Chi phí lắp đặt cửa đi, cửa sổ phụ thuộc vào vật liệu, kích thước, kiểu dáng và nhà thầu thi công. Trung bình, chi phí cho cửa nhôm khoảng 1,5 – 3 triệu đồng/m2, cửa gỗ công nghiệp 3 – 5 triệu đồng/m2 và cửa PVC 2 – 4 triệu đồng/m2.

Cửa sổ nên có kích thước bao nhiêu so với diện tích phòng?

Theo nguyên tắc phong thủy, kích thước cửa sổ nên đảm bảo tỷ lệ 3:1 so với kích thước cửa chính, tức là diện tích cửa sổ không nên vượt quá 30% diện tích cửa chính. Điều này giúp không gian căn phòng cân đối, hài hòa.

Nên lắp cửa sổ ở vị trí nào trong phòng?

Cửa sổ nên được lắp ở vị trí thoáng đãng, không bị cản trở tầm nhìn để đón ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành. Tránh lắp cửa sổ ở nơi yếm khí, thiếu ánh sáng sẽ làm căn phòng trở nên ngột ngạt, lãng phí tiện ích của cửa sổ.

Nên sử dụng loại cửa sổ nào cho phòng ngủ?

Đối với phòng ngủ, nên chọn cửa sổ bằng nhôm hoặc nhôm kết hợp kính cường lực vì dễ vệ sinh, an toàn và cách âm tốt. Cửa sổ mở quay, trượt hoặc hất rất phù hợp. Kích thước tối ưu từ 1m – 1,5m để đảm bảo thông thoáng nhưng không quá lớn gây lãng phí điều hòa.

Có nên lắp cửa sổ đối diện nhau không?

Theo phong thủy, không nên lắp hai cửa sổ đối diện nhau vì dễ gây hao tốn tiền của, khó làm ăn phát đạt. Ngoài ra, cũng không nên làm quá nhiều cửa sổ vì sẽ khiến khí vận bị phân tán, khí trường nhiễu loạn, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Nên chọn loại cửa đi nào cho phòng khách?

Đối với phòng khách, nên chọn cửa đi bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp cao cấp để tạo vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng. Cửa 2 cánh hoặc cửa xếp đẹp mắt, tiện lợi cho không gian rộng. Kích thước cửa nên từ 1,2m đến 1,8m để đảm bảo thoáng đãng. Tránh cửa kính vì dễ gây ồn ào, mất riêng tư.

Bảo trì cửa đi, cửa sổ như thế nào?

Bảo trì định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ cửa. Nên vệ sinh bằng chất tẩy rửa nhẹ, tra dầu bôi trơn bản lề và ray trượt, kiểm tra và thay thế phụ kiện hư hỏng. Đối với cửa gỗ, nên sơn lại sau một thời gian để bảo vệ gỗ.

Hy vọng các lưu ý, báo giá làm cửa đi, cửa sổ ở trên đây sẽ giúp bạn thuận lợi trong quá trình hoàn thiện không gian sống. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ xây nhà phần thô, xây nhà trọn gói của Hưng Phú Thịnh, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức liên quan

Lưu ý xây sửa nhà

Các lưu ý khi xây tầng hầm và báo giá tham khảo

Chi phí xây tầng hầm không phải là ít, thậm chí nếu khâu khảo sát,...

Lưu ý xây sửa nhà

Lưu ý khi nâng nền nhà và báo giá trọn gói

Nâng nền nhà là quá trình tăng chiều cao của nền nhà so với mặt...

Lưu ý xây sửa nhà

Kinh nghiệm sơn tường nhà bền đẹp và báo giá thi công

Sơn tường nhà không hề đơn giản, bởi không những cần phối hợp ăn ý...

Lưu ý xây sửa nhà

Lưu Ý Và Báo giá Xây Sửa Nhà Vệ Sinh Đẹp

Bạn đang chuẩn bị xây sửa nhà vệ sinh nhưng chưa biết làm sao cho...

Lưu ý xây sửa nhà

Lưu Ý Khi Xây, Sửa Quán Café & Chi Phí Trọn Gói

Trong bài viết này, Công ty xây dựng uy tín – Hưng Phú Thịnh sẽ...

Lưu ý xây sửa nhà

Lưu Ý Thi Công Chống Nóng Tường, Trần Nhà & Báo Giá Thi Công

Để giảm bớt tình trạng trên, nhiều gia đình đã lựa chọn thi công chống...

Lưu ý xây sửa nhà

Lưu Ý Khi Đóng Trần Thạch Cao & Báo Giá Thi Công Trọn Gói

Trần thạch cao (còn gọi là trần nguyên khối hay trần thạch cao nhẹ) là...

Lưu ý xây sửa nhà

Lưu ý khi xây sửa phòng bếp & chi phí trọn gói

Nhà bếp là nơi các thành viên trong gia đình sum họp và quây quần...

Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sửa Chữa Nhà

Sửa chữa nhà giúp xử lý các hư hỏng đang tồn tại, cải tạo và...

Xem thêm
Lưu ý khi xây, sửa tầng áp mái đẹp, đảm bảo, tiết kiệm

Để mở rộng không gian, ngoài tầng lửng hay tầng hầm thì tầng áp mái...

Xem thêm
Lưu Ý Khi Đóng Trần Thạch Cao & Báo Giá Thi Công Trọn Gói

Trần thạch cao (còn gọi là trần nguyên khối hay trần thạch cao nhẹ) là...

Xem thêm
Điều cần lưu ý và báo giá xây sửa phòng thay đồ đẹp

Trước khi xây sửa phòng thay đồ, bạn nên lập một bản kế hoạch rõ...

Xem thêm
Kinh nghiệm sơn tường nhà bền đẹp và báo giá thi công

Sơn tường nhà không hề đơn giản, bởi không những cần phối hợp ăn ý...

Xem thêm
5 lưu ý quan trọng khi cơi nới nhà – Báo giá chi tiết

Gia đình bạn có thêm thành viên mới mà không gian sống quá nhỏ. Bạn...

Xem thêm

Dự án thi công nổi bật

Dự án thiết kế, thi công, sửa chữa của Hưng Phú Thịnh

Dự Án Công Trình Đã Bàn Giao

Công Trình Nhà Ở 1 Trệt 1 Lửng 2 Lầu Của Anh Định – Bình Dương

Cùng tham khảo mẫu nhà phố hiện đại qua dự án 1 trệt 1 lửng...

Công Trình Đã Bàn Giao Dự Án

Dự án nhà phố tân cổ điển 4 tầng tại Thủ Đức – anh Thắng

Thi công trọn gói nhà anh Thắng tại Thủ Đức...

Dự Án Công Trình Đã Bàn Giao

Xây Villa 1 trệt 1 áp mái tại Bến Tre – Chị Trang

Cập nhật thêm dự án xây Villa 1 trệt 1 áp mái tại Bến Tre...

Dự Án Công Trình Đã Bàn Giao

Hoàn thiện kiến trúc và nội thất nhà phố 60m2 tại Tân Phú

Dự án hoàn thiện kiến trúc và nội thất nhà phố 60m2 cho chị Thủy...

Công Trình Đã Bàn Giao

Hoàn thiện nhà 1 trệt 1 lửng 2 lầu 70m2 tại Bình Thạnh – Anh Chiến

Nhà 1 trệt 1 lửng 2 lầu là lựa chọn ưu tiên của những gia...

Công Trình Đã Bàn Giao

Thiết kế nội thất biệt thự 2 tầng hiện đại tại Thủ Đức – Anh Tâm

Mẫu thiết kế nội thất biệt thự hiện đại của anh Tâm tại Thủ Đức...

Công Trình Đã Bàn Giao

Nhà phố 1 trệt 1 lửng, 2 lầu bán cổ điển tại Thủ Đức

Công trình xây dựng thực tế của công ty Hưng Phú Thịnh thực hiện: ...

Dự Án Công Trình Đã Bàn Giao

Xây trọn gói biệt thự vườn cấp 4 mái Thái 200m2 Tân cổ điển

Biệt thự nhà vườn cấp 4 là mô hình nhà ở hiện đại được ưa...

Dự án nhà phố 1 trệt 2 lầu 1 tum 80m2 – Anh Hạ

Cập nhật hình ảnh thực tế từ dự án nhà phố 1 trệt 2 lầu...

Xem thêm
Xây trọn gói biệt thự vườn cấp 4 mái Thái 200m2 Tân cổ điển

Biệt thự nhà vườn cấp 4 là mô hình nhà ở hiện đại được ưa...

Xem thêm
Dự án nhà ở 1 trệt 2 lầu 1 tum nhà anh Việt

Dự án nhà ở 1 trệt 2 lầu 1 tum cùng sân thượng kết hợp...

Xem thêm
Xây nhà phố tân cổ điển 80m2 tại quận 5 – Anh Đức

Với diện tích 5x16m2, ngôi nhà anh Đức được thiết kế 3 tầng, bao gồm...

Xem thêm
Thi Công Nhà 1 Trệt 3 Lầu Của Anh Bảo Ở Quận 5, TP. HCM

Thiết kế nhà phố hiện đại 1 trệt 3 lầu sân thượng là lựa chọn...

Xem thêm
Xây nhà 1 trệt 2 lầu 4 phòng ngủ – Chị Linh Bến Tre

Với diện tích 6m x 12m2, ngôi nhà 1 trệt 2 lầu hiện đại đang...

Xem thêm